Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Hà Nội: cấp thiết phát triển vật liệu xây dựng mới, tái chế, thông minh

Kinhtedothi - Ngày 27/8, Sở Xây dựng Hà Nội đã tổ chức hội thảo về phát triển một số loại vật liệu xây dựng tái chế, vật liệu xây dựng mới trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội Võ Nguyên Phong phát biểu khai mạc hội thảo.

Phát biểu khai mạc hội thảo, Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội Võ Nguyên Phong cho biết, vật liệu xây dựng (VLXD) đóng vai trò hết sức quan trọng đối với sự phát triển của mỗi quốc gia, địa phương, đặc biệt là Thủ đô Hà Nội. Với tốc độ đô thị hóa ngày càng cao, nhu cầu về VLXD phục vụ thi công xây dựng các công trình ngày càng lớn, trong đó VLXD truyền thống khai thác từ nguồn khoáng sản tự nhiên ngày càng hạn chế.

Từ đó yêu cầu về các loại vật liệu mới, tái chế, thông minh... phù hợp với kiến trúc hiện đại thay thế cho các loại VLXD truyền thống đang được nghiên cứu, phát triển và sử dụng ngày càng nhiều trong các công trình xây dựng, giao thông... Do đó, việc nghiên cứu, phát triển sản xuất các chủng loại sản phẩm VLXD mới, vật liệu tái chế nhằm đáp ứng nhu cầu về VLXD trong công cuộc công nghiệp hóa, đô thị hóa của thành phố Hà Nội nói riêng và cả nước nói chung là hết sức quan trọng.

"Với đặc thù Hà Nội là Thủ đô của cả nước, là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục của quốc gia, có những tiềm năng lợi thế nhất định trong nhiều lĩnh vực. Tuy nhiên, đối với lĩnh vực VLXD, do nguồn khoáng sản làm vật liệu của Thành phố không nhiều, hạn chế về khả năng khai thác, nên việc phát triển lĩnh vực này còn gặp nhiều khó khăn về nguồn cung nguyên liệu đầu vào" - Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội Võ Nguyên Phong chia sẻ.

Lãnh đạo Sở Xây dựng Hà Nội cũng cho biết, trên địa bàn Thành phố đang triển khai nhiều dự án đầu tư xây dựng các khu đô thị, nhà ở, dự án đường giao thông trong đó có dự án trọng điểm quốc gia (Vành đai 4). Vì vậy, nhu cầu một số loại vật liệu phục vụ các dự án này cần số lượng rất lớn, chưa thể chủ động đủ nguồn cung tại chỗ, đặc biệt là các loại vật liệu rời (đá xây dựng, đất đắp, cát san lấp) và phải nhập từ các tỉnh lân cận. Về lâu dài, cần có những nghiên cứu, định hướng phát triển các vật liệu thay thế, xanh, bền vững.

Các gian hàng giới thiệu một số sản phẩm VLXD mới, VLXD tái chế đã được nghiên cứu, phát triển sử dụng trong thời gian qua.

Tại khuôn khổ hội thảo, Phó Chủ tịch Hội VLXD Việt Nam Phạm Văn Bắc chia sẻ, phát triển VLXD Việt Nam đã và đang từng bước áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ, sử dụng hiệu quả tài nguyên, bảo vệ môi trường; đảm bảo an ninh kinh tế; chủ động hội nhập quốc tế; hình thành các điều kiện cơ bản cho nền kinh tế xanh, ít chất thải rắn, phát thải cacbon thấp.

Phát triển VLXD đã được chú trọng hơn theo hướng phát triển bền vững, bảo vệ môi trường. Trước những đòi hỏi ngày càng cao về sự phát triển của ngành công nghiệp vật liệu nói chung và công nghiệp VLXD nói riêng, nhiều sản phẩm mới ra đời, các loại vật liệu này được xem là giải pháp tiên tiến khắc phục những hạn chế của các vật liệu truyền thống.

Trong thi công và xây dựng, các loại VLXD mới đóng vai trò rất quan trọng và được ứng dụng rộng rãi vì có nhiều ưu điểm như khả năng chịu lực, trọng lượng nhe, độ bền theo thời gian, tiết kiệm năng lượng,.... Các vật liệu mới được thiết kế để đáp ứng các yêu cầu ngày càng cao của đời sống hiện đại.

"Vì vậy nó ngày càng đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển, đổi mới của nhiều lĩnh vực đời sống, góp phần vào việc xây dựng một xã hội tiện nghi và bền vững hơn" - Phó Chủ tịch Hội VLXD Việt Nam Phạm Văn Bắc nhìn nhận.

Trong khuôn khổ chương trình hội thảo, Sở Xây dựng Hà Nội phối hợp với các đơn vị sản xuất, cung cấp VLXD tổ chức khu trưng bày, giới thiệu một số sản phẩm VLXD mới, VLXD tái chế đã được nghiên cứu, phát triển sử dụng trong thời gian qua.

Xu hướng “xanh hóa” sử dụng vật liệu xây dựng

Xu hướng “xanh hóa” sử dụng vật liệu xây dựng

Lợi ích khi “xanh hóa” sản xuất vật liệu xây dựng

Lợi ích khi “xanh hóa” sản xuất vật liệu xây dựng

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Điều kiện cấp phép khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng

Điều kiện cấp phép khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng

08 Jul, 02:38 PM

Kinhtedothi - Chính phủ ban hành Nghị định số 193/2025/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Địa chất và khoáng sản, trong đó nêu rõ điều kiện, trình tự, thủ tục cấp giấy phép khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 02/7/2025.

Giá thép hôm nay 7/7: tăng nhẹ

Giá thép hôm nay 7/7: tăng nhẹ

07 Jul, 06:13 AM

Kinhtedothi - Ngày 7/7, thị trường trong nước giữ nguyên giá bán; quặng sắt tăng khi Trung Quốc hành động để hạn chế tình trạng dư thừa công suất công nghiệp.

Giá kim loại đồng ngày 7/7: tăng mạnh trở lại

Giá kim loại đồng ngày 7/7: tăng mạnh trở lại

07 Jul, 06:12 AM

Kinhtedothi - Giá đồng tại London đã tăng gần mức cao nhất trong năm nay, khi các thương nhân đẩy mạnh mua vào giữa bối cảnh nguồn cung cạn kiệt do lượng lớn kim loại được chuyển sang Mỹ để tránh nguy cơ áp thuế.

Nhiều cơ hội bứt phá cho ngành xi măng

Nhiều cơ hội bứt phá cho ngành xi măng

06 Jul, 07:00 AM

Kinhtedothi - Dù đang chịu áp lực từ dư cung và chi phí sản xuất cao, ngành xi măng Việt Nam tiếp tục cho thấy sức bật khi tiêu thụ dự kiến tăng 2 – 3% trong năm 2025, lên mức 95 – 100 triệu tấn. Không chỉ là hiệu ứng từ đầu tư công, lực đẩy còn đến từ xu hướng đổi mới xanh, tín dụng ưu đãi, cải tiến công nghệ đón đầu bước ngoặt bứt phá trong nửa cuối năm.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ