Hà Nội: Chăn nuôi sạch, bảo đảm sức khỏe người tiêu dùng

Theo Chi cục Chăn nuôi và Thú y Hà Nội, 6 tháng đầu năm 2023, Chi cục Chăn nuôi và Thú y Hà Nội đã thực hiện 33 cuộc thanh tra, kiểm tra, trong đó 11 cuộc thanh tra chuyên ngành và 21 cuộc kiểm tra chuyên ngành theo Kế hoạch. Qua đó, xử phạt vi phạm hành chính đối với 5 cơ sở vi phạm, tổng số tiền phạt hơn 53 triệu đồng.
Các trạm chăn nuôi và thú y tại quận, huyện trực thuộc Chi cục cũng đã phối hợp với Đoàn kiểm tra liên ngành của các quận, huyện kiểm tra các vấn đề về phòng chống dịch bệnh, kiểm dịch - kiểm soát giết mổ - kiểm tra vệ sinh thú y, kinh doanh thuốc thú y và sản xuất thức ăn chăn nuôi. Cụ thể đã kiểm tra 2.891 lượt cơ sở; xử lý vi phạm 114 trường hợp với số tiền phạt hơn 150 triệu đồng. Hình thức xử phạt chủ yếu là cảnh cáo, phạt tiền và tiêu hủy, tập trung chủ yếu ở quận, huyện: Cầu Giấy, Tây Hồ, Phú Xuyên, Sóc Sơn, Thanh Xuân.
Trong 6 tháng đầu năm 2023, các lực lượng chức năng đã triển khai lấy 60 mẫu thịt để xét nghiệm một số chỉ tiêu nhằm giám sát điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm tại các cơ sở giết mổ, sơ chế, bảo quản, kinh doanh sản phẩm động vật. Thực hiện test nhanh kiểm tra tồn dư chất cấm tại các cơ sở giết mổ gia súc, đã lấy 564 mẫu kiểm tra, kết quả không phát hiện mẫu dương tính với Salbutamol.
Ông Nguyễn Đình Đảng, Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y Hà Nội cho biết, để bảo đảm an toàn trong chăn nuôi, thời gian tới, đơn vị tiếp tục tăng cường công tác kiểm dịch, kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm trên địa bàn thành phố. Trong đó, tập trung đôn đốc, kiểm tra các huyện việc thực hiện Quyết định 761 của thành phố và chỉ đạo của Sở NN&PTNT Hà Nội về triển khai xây dựng mạng lưới cơ sở giết mổ tập trung trên địa bàn.
“Chúng tôi cũng sẽ phối hợp triển khai, hướng dẫn xây dựng cơ sở, vùng an toàn dịch bệnh động vật tại các quận theo kế hoạch (nhất là đối với quận Hoàng Mai và Cầu Giấy). Cùng các đơn vị, ban ngành có liên quan trong công tác kiểm tra, xử lý vị phạm trong công tác phòng, chống dịch bệnh; kiểm dịch, kiểm soát giêt mổ, kiểm tra vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm duy trì hoạt động các chốt kiểm dịch liên ngành, trạm kiểm dịch theo quy định” – ông Nguyễn Đình Đảng cho hay.
Hai giải pháp giảm chi phí sản xuất để cứu ngành chăn nuôi gia cầm
Kinhtedothi - Phí kiểm dịch thú y cao cũng như sự tồn tại của một số thủ tục hành chính được cho là không cần thiết đang khiến chi phí sản xuất gia cầm tăng cao, khiến người chăn nuôi gặp muôn vàn khó khăn.

Hiến kế cứu ngành chăn nuôi gia cầm
Kinhtedothi - Giá gia cầm thấp, giá nguyên liệu đầu vào tăng cao, tràn lan gia cầm nhập lậu... là những khó khăn khiến ngành chăn nuôi gia cầm lâm vào cảnh khốn đốn. Hơn lúc nào hết, Nhà nước cần quyết liệt triển khai ngay những giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp và cơ sở chăn nuôi trong nước.

Hà Nội: Đưa chăn nuôi trở thành ngành kinh tế kỹ thuật hiện đại
Ông Nguyễn Ngọc Sơn, Phó Chủ tịch Hội Chăn nuôi Việt Nam cho biết, để đạt được mục tiêu phát triển chăn nuôi trở thành ngành kinh tế kỹ thuật hiện đại, Hà Nội sẽ cần thúc đẩy nhanh việc hình thành các vùng chăn nuôi tập trung đã được quy hoạch.