Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Hà Nội đảm bảo ATTP, khống chế tỷ lệ mắc ngộ độc thực phẩm

Kinhtedothi - TP Hà Nội yêu cầu 100% vụ ngộ độc thực phẩm báo cáo trên địa bàn được điều tra, xử lý kịp thời. Khống chế tỷ lệ mắc ngộ độc thực phẩm cấp tính được ghi nhận dưới 7 người/trên 100.000 dân/năm.

UBND TP Hà Nội đã ban hành Kế hoạch số 177/KH-UBND về thực hiện Chỉ thị số 17-CT/TƯ ngày 21/10/2022 của Ban Bí thư về “Tăng cường bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm (ATTP) trong tình hình mới”.

Theo đó, Kế hoạch gồm 8 nhóm nhiệm vụ trọng tâm để bảo đảm tiến độ, hoàn thành mục tiêu đề ra. Trong đó, các cấp, ngành, tổ chức, đơn vị thường xuyên đôn đốc, kiêm tra việc chấp hành pháp luật, thực hiện nhiệm vụ quản lý ATTP đối với những đơn vị thuộc thẩm quyền.

Tăng cường phối hợp liên ngành trong thanh kiểm tra, kiểm soát chất lượng ATTP đối với từng công đoạn của "Chuỗi cung cấp thực phẩm". Chú trọng các cơ sở cung cấp thực phẩm cho nhiều người, cơ sở kinh doanh dịch vụ giết mổ gia súc, gia cầm nhỏ lẻ.

Đẩy mạnh thanh tra chuyên ngành, xây dựng quy chế phối hợp, phân định rõ trách nhiệm của các ngành, đơn vị liên quan. Xây dựng hệ thống cảnh báo và phân tích nguy cơ ô nhiễm thực phẩm; phòng, chống ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm.

Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Trần Thị Nhị Hà cùng Đoàn kiểm tra liên ngành số 1 về ATVSTP của TP kiểm tra ATTP tại trường Tiểu học Nguyễn Du (quận Nam Từ Liêm). Ảnh: Trần Thảo

Xây dựng các chuỗi giá trị cung ứng thực phẩm an toàn, chất lượng. Ưu tiên phát triển các vùng chuyên canh, sản xuất nông nghiệp sạch, an toàn. Kiểm soát ATTP ngay từ yếu tố đầu vào trong sản xuất, kinh doanh. Liên kết với các chuỗi giá trị cung ứng thực phẩm an toàn theo tiêu chuẩn, quy chuẩn quốc tế, bảo đảm người dân được tiếp cận và sử dụng lương thực, thực phẩm an toàn, bền vững.

Để thực hiện tốt những nhiệm vụ này, TP sẽ ban hành, thực hiện hiệu quả các chính sách, văn bản chỉ đạo, kế hoạch, chương trình, đề án trong công tác quản lý an ninh, ATTP trên địa bàn TP.

Nghiên cứu, kiện toàn tổ chức bộ máy theo hướng thống nhất chỉ một đầu mối thực hiện nhiệm vụ bảo đảm an ninh, ATTP từ TP tới cơ sở theo nguyên tắc tinh gọn, hiệu quả, phù hợp với các quy định của Đảng và Nhà nước.

TP cũng bảo đảm 100% ban chỉ đạo công tác ATTP và cán bộ làm công tác bảo đảm ATTP cấp TP, huyện, xã được tập huấn, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức về bảo đảm ATTP hằng năm.

Song song đó, đẩy mạnh công tác truyền thông về ATTP cho các đối tượng là người quản lý, người sản xuất, kinh doanh thực phẩm và người tiêu dùng. 100% người quản lý, người sản xuất, kinh doanh thực phẩm có kiến thức, thực hành đúng về ATTP.

100% cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm, dịch vụ ăn uống bảo đảm điều kiện ATTP thuộc diện cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện ATTP được cấp giấy chứng nhận.

TP chỉ đạo 100% cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm toàn, dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố trên địa bàn quận, huyện, thị xã, xã, phường, thị trấn được kiểm tra, thanh tra, giám sát định kỳ theo kế hoạch.

100% vụ ngộ độc thực phẩm báo cáo được điều tra, xử lý kịp thời. Khống chế tỷ lệ mắc ngộ độc thực phẩm cấp tính được ghi nhận dưới 7 người/trên 100.000 dân/năm.

Đáng chú ý, TP Hà Nội yêu cầu 100% thông tin phản ánh về không bảo đảm an toàn thực phẩm được kiểm tra xác minh và xử lý kịp thời. 100% hành vi vi phạm về ATTP được xử lý theo quy định.

Hà Nội: Hiệu quả từ phong trào thi đua an toàn thực phẩm

Hà Nội: Hiệu quả từ phong trào thi đua an toàn thực phẩm

An toàn thực phẩm còn nhiều nỗi lo

An toàn thực phẩm còn nhiều nỗi lo

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Bài 2: Những lỗ hổng, “con voi” chui lọt

Bài 2: Những lỗ hổng, “con voi” chui lọt

16 Jul, 10:07 AM

Kinhtedothi - Thực phẩm bẩn, hàng giả không thể ngang nhiên tồn tại, lưu thông nếu cơ quan chức năng siết chặt quản lý. Những “cánh cửa” cấp phép, kiểm tra, hậu kiểm… nhiều khi đã bị vô hiệu hóa bởi một bộ phận cán bộ thoái hóa, biến chất, bị mua chuộc hoặc ngó lơ có chủ đích. Khi người dân mua phải thực phẩm bẩn, hàng giả, đặc biệt là thuốc giả, thực phẩm chức năng (TPCN} giả, không chỉ sức khỏe bị tổn hại, tính mạng bị đe dọa, mà hơn thế, niềm tin vào thể chế, vào hệ thống quản lý Nhà nước bị tổn hại nghiêm trọng.

Thực phẩm bẩn và hàng giả hoành hành: Đi tìm những khoảng tối

Thực phẩm bẩn và hàng giả hoành hành: Đi tìm những khoảng tối

15 Jul, 10:00 AM

Kinhtedothi - Thực phẩm bẩn và hàng giả – những thứ đang âm thầm gặm nhấm sức khỏe người dân và phá hoại lòng tin vào kỷ cương pháp luật – đã không còn là câu chuyện của những vụ vi phạm lẻ tẻ. Trong thời gian ngắn vừa qua, liên tiếp các vụ án lớn được phát hiện, từ đó bộc lộ kẽ hở của pháp luật và đâu đó xuất hiện bóng dáng những cán bộ thoái hóa, biến chất, tiếp tay hoặc làm ngơ vì lợi ích riêng.

Tạm giữ 13 tấn chân gà ngâm hóa chất

Tạm giữ 13 tấn chân gà ngâm hóa chất

14 Jul, 03:47 PM

Kinhtedothi – Công an tỉnh Thanh Hoá vừa phối hợp với lực lượng quản lý thị trường phát hiện, tạm giữ hơn 13 tấn chân gà đông lạnh được ngâm hóa chất. Số hàng này đang chuẩn bị phân phối cho các tiểu thương để bán ra thị trường.

5 lưu ý khi sử dụng mỡ lợn để trở thành "thực phẩm vàng"

5 lưu ý khi sử dụng mỡ lợn để trở thành "thực phẩm vàng"

10 Jul, 04:47 PM

(Tieudung.vn) - Theo quan niệm của Đông y, mỡ lợn có vị ngọt, tính hàn, có tác dụng lương huyết nhuận táo, hành thủy tán phong, giải độc. Mỡ lợn không chỉ là thực phẩm để xào, rán, nấu các món ăn hàng ngày mà còn có tác dụng chữa bệnh rất tốt. Do là chất béo, loại thực phẩm này có thể trở thành con...

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ