Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Hà Nội: Đẩy nhanh tiến độ cấp nước sạch nông thôn

Kinhtedothi - Năm 2024, Hà Nội phấn đấu 100% người dân khu vực nông thôn sẽ được tiếp cận nước sạch. Tuy nhiên, hiệu quả cấp nước sạch phụ thuộc lớn từ sự vào cuộc của chính quyền địa phương và ủng hộ của người dân.

90% hộ dân được tiếp cận nước sạch

Theo thống kê của Văn phòng Điều phối chương trình xây dựng nông thôn mới Hà Nội, trong năm 2023, TP có thêm 15 xã được tiếp cận nguồn nước sạch tập trung, thuộc các huyện: Sóc Sơn: 6 xã, Ứng Hòa: 5 xã, Mỹ Đức: 4 xã.

Tính đến nay, đã có 289/413 xã thuộc Hà Nội được đầu tư hệ thống cấp nước sạch tập trung. Tỷ lệ người dân khu vực nông thôn được tiếp cận nguồn nước sạch tập trung đạt khoảng 90%. Hiện, còn 124 xã chưa có đường ống cấp nước sạch về các khu dân cư nông thôn.

Trạm cấp nước sạch tập trung cho người dân xã Võng Xuyên (huyện Phúc Thọ).

Việc chậm trễ trong thực hiện đầu tư mạng lưới cấp nước sạch nông thôn có nhiều nguyên nhân. Nổi cộm là việc các tổ chức, doanh nghiệp được giao thực hiện dự án cấp nước nhưng không triển khai.

Đơn cử như tại huyện Sóc Sơn, từ năm 2017, liên danh Công ty CP Aqua One và Công ty CP nước mặt sông Đuống đã được UBND TP Hà Nội giao triển khai mạng lưới nước sạch cho các xã nhưng đến nay vẫn không thực hiện.

Từ khó khăn trên, Phó Giám đốc Sở Xây dựng Nguyễn Thế Công cho biết, Sở đã tham mưu UBND TP Hà Nội điều chỉnh lại vùng cấp nước sạch để kêu gọi xã hội hóa đầu tư. Hiện, UBND TP Hà Nội đã giao hàng chục doanh nghiệp triển khai cấp nước cho 100% số xã còn lại theo hình thức xã hội hóa.

Riêng với 3 xã miền núi thuộc huyện Ba Vì, do không thể tiếp cận hệ thống cấp nước tập trung, TP đã giao huyện thực hiện bằng nguồn vốn đầu tư công. Hiện, các dự án đang được tích cực triển khai.

Vận động người dân sử dụng nước sạch

Có một thực tế hiện nay là tại nhiều địa phương, dù đường ống cấp nước sạch đã được cấp đến tận hộ gia đình, nhưng người dân lại không mặn mà sử dụng nước sạch. Số khác chỉ sử dụng rất hạn chế cho mục đích ăn uống. Trước tình trạng này, UBND các huyện, thị xã đã triển khai nhiều giải pháp tuyên truyền, vận động.

Chủ tịch UBND huyện Phúc Thọ Nguyễn Đình Sơn cho biết, địa phương đã chỉ đạo các xã, thị trấn tập trung tuyên truyền mạnh về nguy cơ mất an toàn của việc sử dụng nguồn nước không hợp vệ sinh. Trước mắt, huyện yêu cầu các nhà trường phải đăng ký sử dụng nước sạch để phục vụ học sinh.

Thi công đường ống cấp nước sạch cho người dân tại huyện Ba Vì.

“Địa phương cũng đã đề nghị các doanh nghiệp quản lý trạm cấp nước tập trung thường xuyên kiểm tra chất lượng nguồn nước. Thực hiện việc gửi mẫu xét nghiệm nước định kỳ về UBND huyện để phối hợp giám sát, tuyên truyền công khai giúp người dân yên tâm sử dụng…”- ông Nguyễn Đình Sơn nói thêm.

Theo Phó Chánh Văn phòng chuyên trách Văn phòng Điều phối chương trình xây dựng nông thôn mới Hà Nội Ngọ Văn Ngôn, khi Đoàn thẩm định nông thôn mới TP Hà Nội đi chấm điểm xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu, thì tiêu chí “chất lượng môi trường sống” ở các xã thường không đạt điểm tối đa. Nhiều xã có chỉ tiêu “tỷ lệ hộ dân được sử dụng nước sạch từ hệ thống cấp nước tập trung” đạt thấp.

Theo ông Ngọ Văn Ngôn, trong năm 2024, Hà Nội phấn đấu người dân tại 124 xã còn lại sẽ được tiếp cận nước sạch; qua đó hoàn thành trước 1 năm mục tiêu Chương trình số 04-CTr/TU của Thành uỷ Hà Nội về chỉ tiêu 100% số xã trên địa bàn TP được tiếp cận nguồn nước sạch.

Để hoàn thành được mục tiêu này, trong thời gian tới, kiến nghị Sở Xây dựng tiếp tục chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan tăng cường kiểm tra, giám sát, đôn đốc tiến độ các dự án đã được UBND TP Hà Nội phê duyệt, bảo đảm hoàn thành cấp nước sạch cho 100% số xã còn lại trong năm 2024.

Bên cạnh đó, các quận, huyện, thị xã tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, vận động người dân sử dụng nước sạch. Phối hợp với các đơn vị cấp nước phân tích mẫu nước để thông tin đến người dân ủng hộ, sử dụng nước sạch, cải thiện chất lượng môi trường sống, góp phần hoàn thành mục tiêu Chương trình số 04-CTr/TU của Thành uỷ Hà Nội. 

 

Đến hết năm 2023, 100% số xã thuộc các huyện: Gia Lâm, Phú Xuyên, Mê Linh, Hoài Đức, Thanh Trì và thị xã Sơn Tây đã được lắp đặt hệ thống cấp nước sạch tập trung.

Hà Nội: Xây dựng nông thôn mới “không có điểm dừng”

Hà Nội: Xây dựng nông thôn mới “không có điểm dừng”

Huyện Thường Tín - Nông thôn mới nhiều khởi sắc

Huyện Thường Tín - Nông thôn mới nhiều khởi sắc

Dòng sự kiện:
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Hà Tĩnh: thu nhập hàng trăm tỷ đồng từ nhung hươu

Hà Tĩnh: thu nhập hàng trăm tỷ đồng từ nhung hươu

22 May, 02:04 PM

Kinhtedothi - Mùa nhung hươu ở huyện miền núi Hương Sơn (Hà Tĩnh) đã mang về cho người dân nguồn thu nhập hàng trăm tỷ đồng, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế, xây dựng nông thôn mới.

Nam Định đẩy mạnh xây dựng đời sống văn hóa gắn với nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu

Nam Định đẩy mạnh xây dựng đời sống văn hóa gắn với nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu

09 May, 03:49 PM

Kinhtedothi - Tỉnh Nam Định đang ghi nhận nhiều kết quả tích cực từ phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa" gắn với xây dựng nông thôn mới nâng cao và nông thôn mới kiểu mẫu. Đây là một trong những nội dung trọng tâm trong quá trình phát triển nông thôn bền vững tại địa phương.

Điều chỉnh vốn ngân sách thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới

Điều chỉnh vốn ngân sách thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới

06 May, 06:06 PM

Kinhtedothi - Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc vừa ký Quyết định số 864/QĐ-TTg điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách trung ương giai đoạn 2021 - 2025 thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025 của các địa phương tại các Quyết định số 652/QĐ-TTg ngày 28/5/2022, số 147/QĐ-TTg ngày 23/02/2023 của Thủ tướng Chính phủ.

Một động tác đơn giản, nước được tưới đều khắp đồng

Một động tác đơn giản, nước được tưới đều khắp đồng

05 May, 11:44 AM

Kinhtedothi - Áp dụng công nghệ tưới tiết kiệm cho cây trồng đang là biện pháp được nông dân Lý Sơn sử dụng, vừa giảm chi phí nhân công vừa tiết kiệm nguồn nước và góp phần nâng cao hiệu quả chống hạn cho cây trồng vào mùa khô trên đất đảo.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ