Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Hà Nội: Độc đáo hội thi mít

Kinhtedothi - Dự kiến, ngày 24/6, UBND thị xã Sơn Tây sẽ tổ chức Hội thi mít năm 2023. Đây là lần thứ hai hội thi được tổ chức, sau thành công của lần đầu vào năm 2022.

Nổi tiếng là đặc sản xứ Đoài, hiện nay cây mít trồng trên địa bàn thị xã Sơn Tây đã được nhiều người tiêu dùng biết đến. Trải qua bao đời chọn lọc, trái mít Sơn Tây thuần chủng đã trở nên nổi tiếng thơm ngon, múi to đều, màu vàng óng, ăn giòn ngọt. Cùng với các loại cây ăn trái khác như bưởi, cam, nhãn, vải, ổi… nhiều năm nay, mít trở thành loại cây ăn quả cho thu nhập cao tại các xã như: Sơn Đông, Cổ Đông, Xuân Sơn và Kim Sơn.

Cây mít là đặc sản nổi tiếng xứ Đoài.

Mít còn trồng trên đồi, tận dụng những nơi khó canh tác, “tranh thủ” những nơi đất còn trống. Hiện trên địa bàn thị xã có hàng ngàn cây mít cổ thụ, độ tuổi có cây lên đến gần 100 năm. Cây mít càng to, càng lâu năm quả càng sai. Mỗi cây trung bình có thể thu được từ 3 - 5 triệu đồng/năm, cá biệt có những cây cho thu hoạnh lên tới hàng chục triệu đồng mỗi năm. 

 

Năm 2022, sản phẩm “Mít Sơn Tây” đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tập thể do Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) cấp.

Trồng mít ít sâu bệnh, không phải chăm sóc cầu kỳ, chỉ cần lưu ý “mít tỉa cành, chanh tỉa rễ”. Sau mỗi vụ thu hoạch, mít được chặt cành để cây ra cành mới, nhờ vậy, vụ sau cây sẽ đậu quả nhiều hơn. Những quả mít già được hái xuống, rồi đóng cọc tre tươi vào cuống mít, đem phơi nắng vài ngày là mít chín, thơm lừng. Chính cái nắng gay gắt đặc trưng của mảnh đất Sơn Tây cùng sự khô cằn của vùng đất đá ong xứ Đoài đã cho ra đời những trái mít thơm ngon, múi to đều, màu vàng óng, ăn giòn ngọt mà ít nơi nào có được.

Thông tin đến Kinh tế & Đô thị sáng 19/6, Trưởng phòng Kinh tế thị xã Sơn Tây Phùng Huy Vinh cho biết, nhằm đẩy mạnh quảng bá thương hiệu “Mít Sơn Tây”, đồng thời, tạo điểm nhấn nhằm thu hút khách du lịch đến với thành cổ, vào 19 giờ 30 phút tối 24/6, UBND thị xã Sơn Tây sẽ tổ chức Hội thi mít năm 2023. 

2023 là năm thứ hai Hội thi Mít thị xã Sơn Tây được tổ chức.

Hội thi dự kiến thu hút sự tham gia của 20 đội đến từ các xã, phường, đơn vị quân đội đứng chân trên địa bàn thị xã Sơn Tây. Các đội trải qua 3 phần thi gồm: Chấm điểm hình thức quả mít; Thi trang trí đĩa (mâm) mít đẹp và thuyết trình về cây mít dự thi (nguồn gốc, tuổi cây, năng suất…); Thi chất lượng mít theo các tiêu chí: Độ dày cùi, độ giòn, ngọt, màu sắc, mùi thơm…

Mít dự thi phải là mít dai truyền thống, chín tới tự nhiên, không dùng thuốc dấm chín, đảm bảo an toàn cho người sử dụng, có gai đều, màu đẹp, không vẹo, không sâu, không nứt. Mít phải có địa chỉ, nguồn gốc rõ ràng, được lấy từ cây trồng trên địa bàn xã, phường, đơn vị dự thi.

“Ban tổ chức kỳ vọng, thông qua hội thi mít Sơn Tây, các địa phương sẽ tuyển chọn các cây, giống mít ngon, chất lượng bổ sung vào nhóm cây đầu dòng mít Sơn Tây. Hội thi cũng nhằm quảng bá, giới thiệu sản phẩm mít Sơn Tây tới người tiêu dùng, từ đó thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm, tạo đầu ra ổn định và hiệu quả kinh tế cho các hộ trồng mít…” - ông Phùng Huy Vinh cho biết thêm.

Trang trại nông sản hữu cơ dưới chân núi Vua Bà

Trang trại nông sản hữu cơ dưới chân núi Vua Bà

Giảm áp lực tiêu thụ nông sản cách nào?

Giảm áp lực tiêu thụ nông sản cách nào?

Xuất khẩu nông sản đang dần tăng trở lại

Xuất khẩu nông sản đang dần tăng trở lại

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Bài cuối: Đưa vùng dân tộc tiến bước cùng Thủ đô

Bài cuối: Đưa vùng dân tộc tiến bước cùng Thủ đô

02 Apr, 05:48 AM

Kinhtedothi - Sự phát triển tiến bộ của vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đã góp sức cùng Nhân dân Thủ đô và cả nước trong công cuộc đổi mới, phát triển và bảo vệ Tổ quốc. Trong tình hình mới, vấn đề đặt ra là cần có những giải pháp nhằm tạo xung lực để đồng bào các dân tộc thiểu số của Thủ đô vững tin bước vào Kỷ nguyên mới.

Quảng Ngãi: còn những khó khăn trong xây dựng nông thôn mới

Quảng Ngãi: còn những khó khăn trong xây dựng nông thôn mới

01 Apr, 09:06 PM

Kinhtedothi-Đạt được những kết quả tích cực, góp phần tích cực thay đổi bộ mặt nông thôn và nâng cao đời sống của người dân nhưng Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) xây dựng nông thôn mới (NTM) ở Quảng Ngãi còn gặp nhiều khó khăn.

Hiện thực sinh động nhìn từ Hà Nội - Bài 2: Dấu ấn quyết sách đầu tư

Hiện thực sinh động nhìn từ Hà Nội - Bài 2: Dấu ấn quyết sách đầu tư

01 Apr, 06:51 AM

Kinhtedothi - Kể từ sau khi Nghị quyết số 88/2019/QH14 được Quốc hội ban hành, thông qua các cơ chế, chính sách đặc thù, Hà Nội đã huy động hơn 5.000 tỷ đồng để đầu tư phát triển toàn diện kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi của Thủ đô. Nhờ đó đến nay, TP đã cơ bản hoàn thành 100% các chỉ tiêu của Nghị quyết, về đích sớm trước 5 năm kế hoạch của giai đoạn 2021 - 2030.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ