Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Hà Nội dự kiến cắt giảm trên 50% trường cao đẳng, trung cấp

Kinhtedothi - TP Hà Nội sẽ sắp xếp các trường trung cấp (TC), cao đẳng (CĐ) trên địa bàn từ 21 xuống còn 10.
Đoàn công tác của UBND TP Hà Nội vừa có cuộc làm việc với Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp (GDNN) về phương án sắp xếp các trường TC, CĐ trên địa bàn TP.
 Hà Nội dự kiến giảm đầu mối từ 21 trường TC, CĐ còn 10 trường. Ảnh: Oanh Trần.
Theo đó, đại diện đoàn công tác cho biết, hiện nay, Hà Nội có 21 trường CĐ, TC, trong đó 10 trường TC, 11 trường CĐ. Các trường CĐ đào tạo lĩnh vực: Văn hóa, nghệ thuật; y tế; cơ khí, động lực, điện, điện tử, công nghệ thông tin; nông nghiệp; xây dựng, kinh tế; du lịch, kinh tế - tài chính. Các trường TC đào tạo ngành nghề nấu ăn, du lịch, may thời trang; kinh tế; xây dựng.
Dự thảo Đề án sắp xếp các trường CĐ, TC công lập thuộc UBND TP Hà Nội được xây dựng theo hướng: Sắp xếp các trường TC, CĐ trên địa bàn TP sẽ làm giảm đầu mối từ 21 đơn vị thành 10 trường CĐ, giảm 52,4%.
Đề án sắp xếp được xây dựng trên mục tiêu, phương án của Nghị quyết số 19-NQ/TW về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập.
Đề án được chuẩn bị kỹ lưỡng trong thời gian dài, dựa trên những nguyên tắc, tiêu chí cụ thể về quy mô tuyển sinh, đào tạo, vị trí địa lý, khoảng cách giữa các trường, giải quyết việc làm cho người học sau khi tốt nghiệp, tự chủ cơ sở GDNN.
Tổng cục trưởng Tổng cục GDNN Trương Anh Dũng nhấn mạnh việc sáp nhập, giải thể, nâng cấp các trường TC, CĐ đã được thực hiện mạnh mẽ, là trách nhiệm của bộ, ngành, các địa phương.
Việc sáp nhập cần được nghiên cứu kỹ lưỡng, trước hết tính đến đội ngũ cán bộ quản lý, nhà giáo, ngành nghề đào tạo. Do đó, việc sáp nhập, giải thể, nâng cấp các trường cần được bàn kỹ và có lộ trình thực hiện từng bước.
Tổng cục trưởng Trương Anh Dũng đề nghị UBND TP Hà Nội nghiên cứu, cân nhắc thêm về phương án sắp xếp các trường. Trước hết là bám sát mục tiêu, phương pháp của Nghị quyết số 19-NQ/TW, Chỉ thị số 24/CT-TTg của Thủ tướng về việc đẩy mạnh phát triển nhân lực có kỹ năng nghề, góp phần nâng cao năng suất lao động và năng lực cạnh tranh quốc gia trong tình hình mới.
Việc sáp nhập phải đảm bảo bài toán quy mô tuyển sinh, đào tạo trong giai đoạn trước mắt và những năm tiếp theo. Sáp nhập không chỉ là giảm đầu mối cơ sở đào tạo. Vì thế, ông Anh Dũng nhấn mạnh việc xác định tiêu chí sáp nhập các trường dựa vào thực tiễn và quy định hiện hành. Khi thực hiện cần có lộ trình từng bước, thực hiện thận trọng có đánh giá rút kinh nghiệm.
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Trường Đại học Kinh tế công bố 3 chuyên ngành mới

Trường Đại học Kinh tế công bố 3 chuyên ngành mới

11 May, 11:43 AM

Kinhtedothi - Ngày 10/5/2025, Khoa Kinh tế và Kinh doanh Quốc tế - Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia (ĐHQG) Hà Nội đã tổ chức lễ công bố ba chuyên ngành đào tạo mới thuộc chương trình Cử nhân Kinh tế quốc tế.

Bài cuối: Lan tỏa tinh thần hiếu học trong Kỷ nguyên mới

Bài cuối: Lan tỏa tinh thần hiếu học trong Kỷ nguyên mới

11 May, 10:38 AM

Kinhtedothi - Hội Khuyến học các cấp phát huy truyền thống hiếu học của Hà Nội trong Kỷ nguyên mới, xây dựng các mô hình học tập. Từ các mô hình này lan tỏa ra cộng đồng dân cư để tạo thành phong trào khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội tập. Đây là khẳng định của Chủ tịch Hội Khuyến học Hà Nội Nguyễn Thị Ngọc Minh khi trao đổi với Báo Kinh tế & Đô thị.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ