Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Hà Nội ghi nhận 2 trường hợp mắc liên cầu lợn

Kinhtedothi - Tuần qua, Hà Nội ghi nhận 2 ca mắc liên cầu lợn. Trong đó, một bệnh nhân ở Hà Đông dương tính với liên cầu lợn khi ăn tiết canh tại đám cỗ. Còn một bệnh nhân ở huyện Ứng Hòa không ăn tiết canh, không giết mổ lợn nhưng vẫn mắc liên cầu lợn.

Theo báo cáo của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, trong tuần qua, trên địa bàn TP ghi nhận 34 trường hợp mắc sốt xuất huyết, tăng 13 trường hợp so với tuần trước (21 trường hợp).

Tính từ đầu năm đến nay, Hà Nội ghi nhận 745 trường hợp mắc sốt xuất huyết, tăng so với cùng kỳ 2023. Hiện nay, điều kiện thời tiết mùa Hè kèm mưa nhiều, thuận lợi cho sự phát triển của muỗi và bọ gậy truyền bệnh. Dự báo, số ca mắc có thể gia tăng trong thời gian tới.

Cùng với sốt xuất huyết, bệnh tay chân miệng và ho gà cũng ghi nhận gia tăng trong tuần. Cụ thể, bệnh tay chân miệng ghi nhận 80 trường hợp mắc, tăng 8 trường hợp so với tuần trước (72 trường hợp).

Bệnh nhân phân bố tại 19 quận, huyện, một số đơn vị có nhiều bệnh nhân như: Mê Linh (11), Nam Từ Liêm (10), Hà Đông (8), Bắc Từ Liêm (7). Hầu hết là ca tản phát, không ghi nhận ổ dịch. Tính đến nay là 1.472 trường hợp; tăng so với cùng kỳ 2023.

Ảnh minh họa.

Bệnh ho gà ghi nhận 18 trường hợp, tăng 2 trường hợp so với tuần trước. Bệnh nhân phân bố tại 11 quận, huyện: Hoài Đức (4); Hoàng Mai (3); Thạch Thất và Thanh Trì đều ghi nhận 2 ca; Ba Đình, Cầu Giấy, Đống Đa, Hai Bà Trưng, Sóc Sơn, Thường Tín, Ứng Hòa mỗi nơi 1 ca mắc. Các ca bệnh rải rác, chủ yếu ở trẻ nhỏ chưa đến tuổi tiêm chủng vaccine hoặc chưa được tiêm đầy đủ.

Ngoài ra, bệnh liên cầu lợn ghi nhận 2 trường hợp. Trường hợp thứ nhất là bệnh nhân nam (83 tuổi, quận Hà Đông), khởi phát bệnh ngày 20/5 với triệu chứng sốt cao, đau đầu, vào khám Bệnh viện Đa khoa Hà Đông. Ngày 21/5, bệnh nhân sốt cao, cứng gáy, rối loạn ý thức, xét nghiệm cấy máu cho kết quả dương tính với liên cầu lợn. Tiền sử dịch tễ, cách 5 ngày trước khi vào viện, bệnh nhân có ăn tiết canh tại đám cỗ ở Nam Định.

Trường hợp thứ hai là bệnh nhân nam (56 tuổi, huyện Ứng Hòa) khởi phát bệnh ngày 30/5 với triệu chứng sốt cao kèm theo cơn rét run. Ngày 31/5, bệnh nhân xuất hiện đau đầu, buồn nôn, nôn khan, điếc đột ngột, nhập viện Bệnh viện Quân Y 103, xét nghiệm nuôi cấy dịch não tủy phát hiện dương tính với liên cầu lợn. Tiền sử dịch tễ gia đình không chăn nuôi lợn, trong vòng 2 tuần trước khởi phát bệnh nhân không ăn tiết canh lợn, không tham gia giết mổ lợn.

Theo CDC Hà Nội, bệnh liên cầu khuẩn lây từ lợn bệnh sang người gồm 3 thể: nhiễm trùng huyết, viêm màng não mủ hoặc kết hợp cả hai. Tùy từng thể mắc mà bệnh diễn biến nặng hay nhẹ, có trường hợp mắc ngay từ đầu đã nặng.

CDC Hà Nội cảnh báo, người dân ăn các sản phẩm được chế biến từ lợn chưa nấu chín, như: tiết canh, nem chua, nem chạo... dễ mắc liên cầu khuẩn lợn. Không chỉ ăn tiết canh, thịt tái sống, mà ngay cả việc tiếp xúc với lợn ốm, lợn chết cũng có nguy cơ khiến cho người giết mổ lợn bị nhiễm liên cầu khuẩn lợn thông qua các tổn thương, các vết trầy xước trên da.

 

Nguy hại khôn lường khi nhiễm liên cầu khuẩn lợn

Nguy hại khôn lường khi nhiễm liên cầu khuẩn lợn

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
5 dấu hiệu chứng tỏ thịt lợn bị hỏng, nhiễm khuẩn

5 dấu hiệu chứng tỏ thịt lợn bị hỏng, nhiễm khuẩn

17 Jun, 06:47 AM

Kinhtedothi - Thịt lợn là thực phẩm quen thuộc trong bữa ăn hàng ngày. Tuy nhiên, nếu không cẩn trọng khi lựa chọn, người tiêu dùng có thể gặp rủi ro sức khỏe nghiêm trọng do sử dụng thịt nhiễm khuẩn, ôi thiu. 

Cần làm gì để ngăn ngừa ngộ độc thực phẩm trong mùa Hè?

Cần làm gì để ngăn ngừa ngộ độc thực phẩm trong mùa Hè?

05 Jun, 06:50 AM

Kinhtedothi - Theo Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế, nhiệt độ tăng cao làm cho thực phẩm rất dễ bị ôi thiu, nhiễm nấm và vi khuẩn, đây là nguyên nhân chính gây ra các bệnh đường tiêu hóa và nguy cơ ngộ độc thực phẩm rất cao. Để phòng ngừa ngộ độc thực phẩm, hãy rửa tay thường xuyên. Ngoài ra, hãy chế biến và bảo quản thực phẩm an toàn. Luôn tuân thủ các quy tắc dưới đây.

Khánh Hòa: tiêu hủy gần 850.000 tôm hùm giống gần 34 tỷ đồng

Khánh Hòa: tiêu hủy gần 850.000 tôm hùm giống gần 34 tỷ đồng

21 May, 03:04 PM

Kinhtedothi - Từ đầu năm 2024 đến nay, Công an tỉnh Khánh Hòa đã tổ chức kiểm tra, phát hiện và xử lý tổng số 13 vụ, trong đó xử lý hình sự 1 vụ và xử phạt hành chính 12 vụ liên quan đến tôm hùm giống với tổng số tiền gần 900.000.000 đồng. Đồng thời, tiêu hủy gần 850.000 con tôm hùm giống các loại với giá trị ước tính gần 34 tỷ đồng.

Bác bỏ thông tin ''trứng gà giả'' khiến người tiêu dùng hoang mang

Bác bỏ thông tin ''trứng gà giả'' khiến người tiêu dùng hoang mang

18 May, 06:40 PM

Kinhtedothi - Thời gian gần đây, trên mạng xã hội lại rộ lên những đoạn video, hình ảnh về trứng gà có biểu hiện bất thường như hai lòng đỏ, lòng trắng sền sệt như thạch, vỏ trứng quá bóng... Những người xuất hiện trong video khẳng định chắc nịch đây là "trứng gà giả". Thông tin này không mới nhưng lại tiếp tục khiến người tiêu dùng hoang mang.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ