Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Hà Nội kết nối tiêu thụ nông sản tiêu biểu của Bình Dương

Kinhtedothi - Chiều 12/4, Hội Nông dân thành phố Hà Nội phối hợp với Hội Nông dân tỉnh Bình Dương tổ chức hội nghị Trao đổi kinh nghiệm trong công tác quản lý, vận động phát triển nguồn vốn Quỹ Hỗ trợ nông dân; Kết nối tiêu thụ nông sản tiêu biểu của tỉnh Bình Dương.

Đánh giá hiệu quả Quỹ Hỗ trợ nông dân, Chủ tịch Hội Nông dân thành phố Hà Nội Phạm Hải Hoa khẳng định: Nguồn vốn Quỹ Hỗ trợ nông dân đã góp phần tích cực và tạo điều kiện để các cấp Hội thực hiện tốt việc vận động nông dân phát triển kinh tế, nâng cao đời sống nông dân.

Chủ tịch Hội Nông dân thành phố Hà Nội Phạm Hải Hoa phát biểu tại hội nghị. Ảnh: Ánh Ngọc

Qua đó, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển các hình thức kinh tế tập thể ở nông thôn, tạo việc làm, thúc đẩy việc ứng dụng khoa học công nghệ mới vào sản xuất nông nghiệp, hình thành các vùng sản xuất chuyên canh tập trung.

 

Tính đến tháng 3/2023 tổng nguồn vốn Quỹ Hỗ trợ nông dân thành phố Hà Nội  đạt trên 778 tỷ đồng. Trong quý I/2023, Ban Điều hành Quỹ Hỗ trợ nông dân thành phố chỉ đạo các huyện, thị xã hướng dẫn cơ sở xây dựng dự án; đồng thời kiểm tra, thẩm định, phê duyệt, chỉ đạo các cấp Hội giải ngân 111 dự án với số tiền trên 56 tỷ đồng  cho 1.325 hộ vay. Quy mô các dự án đã được nâng lên rõ rệt, bình quân đạt 508 triệu đồng/dự án; 42,6 triệu đồng/hộ.

Các mô hình vay vốn Quỹ Hỗ trợ nông dân không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế cao mà còn có ý nghĩa về mặt xã hội, nâng cao vai trò của tổ chức Hội trong hệ thống chính trị. Tiêu biểu như: Trồng rau sạch tại xã Bắc Hồng (Đông Anh); tổ Hội nghề nghiệp “Đầu tư phát triển sản phẩm đồ gỗ” xã Vân Hà (Đông Anh); dự án “Phát triển đồ mộc dân dụng” tại xã Liên Hồng (Đan Phượng), Trồng dưa lưới công nghệ cao tại xã Viên Nội (Ứng Hòa); dự án chăn nuôi bò sinh sản xã Xuân Sơn (thị xã Sơn Tây)…

Trong năm 2023, Hội Nông dân thành phố Hà Nội và Hội Nông dân tỉnh Bình Dương đã thống nhất những nội dung trọng tâm trong chương trình phối hợp. Trong đó tập trung vào các hoạt động như: Đẩy mạnh tổ chức liên kết, hỗ trợ tiêu thụ nông sản cho nông dân; tổ chức các hoạt động hợp tác xây dựng các mô hình sản xuất nông nghiệp, hàng hóa, dịch vụ, kinh tế tập thể và trang trại.

 

Bên cạnh đó, Hội Nông dân thành phố Hà Nội và Hội Nông dân tỉnh Bình Dương sẽ tăng cường trao đổi thông tin, chia sẻ kinh nghiệm trong thực hiện các mô hình chi, tổ hội nghề nghiệp, mô hình phát triển sản xuất theo chuỗi, xây dựng nông thôn mới, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, đề án tái cơ cấu nông nghiệp... từ đó đóng góp vào sự phát triển kinh tế chung của cả nước.

Phát biểu tại hội nghị, Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Bình Dương Đỗ Ngọc Huy cho biết: Bình Dương sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, quy mô lớn nên nhu cầu kết nối tiêu thụ nông sản rất lớn, đặc biệt là các sản phẩm chăn nuôi, cây ăn quả.

Đáng chú ý, trên địa bàn tỉnh đã thành lập Câu lạc bộ “Nông dân tỷ phú” có sự tham gia của những nông dân sản xuất giỏi, doanh nghiệp nông nghiệp, hợp tác xã đang hoạt động rất hiệu quả.

Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Bình Dương Đỗ Ngọc Huy phát biểu tại hội nghị. Ảnh: Ánh Ngọc

“Nông dân, doanh nghiệp Bình Dương mong muốn được kết nối với các doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội để tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp, ocop tiêu biểu của địa phương: Dưa lưới Phú Giáo, bưởi da xanh Dầu Tiếng, cam sành Bắc Tân Yên, Yến thô Dầu Tiếng, nấm linh chi Dầu Tiếng…" - ông Đỗ Ngọc Huy nhấn mạnh.

Tại hội nghị, các hộ sản xuất kinh doanh giỏi, doanh nghiệp nông nghiêp tiêu biểu của Bình Dương đã giới thiệu những sản phẩm đặc trưng, chất lượng cao và mong muốn hợp tác tiêu thụ với các doanh nghiệp Hà Nội.

Đại diện một số đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội cũng chia sẻ các nội dung liên quan đến điều kiện, tiêu chuẩn của sản phẩm nông sản đáp ứng yêu cầu của chuỗi bán lẻ, siêu thị, cửa hàng thực phẩm sạch tại Thủ đô.

Chiều cùng ngày, đoàn công tác của Hội Nông dân thành phố Hà Nội và Hội Nông dân tỉnh Bình Dương đã đi thăm quan thực tế mô hình chế biến nông sản tại Công ty CP Thực phẩm Minh Dương (huyện Hoài Đức)

 

Hội Nông dân Hà Nội: Hỗ trợ thiết thực Hội nông dân các tỉnh

Hội Nông dân Hà Nội: Hỗ trợ thiết thực Hội nông dân các tỉnh

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Quảng Ngãi: còn những khó khăn trong xây dựng nông thôn mới

Quảng Ngãi: còn những khó khăn trong xây dựng nông thôn mới

01 Apr, 09:06 PM

Kinhtedothi-Đạt được những kết quả tích cực, góp phần tích cực thay đổi bộ mặt nông thôn và nâng cao đời sống của người dân nhưng Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) xây dựng nông thôn mới (NTM) ở Quảng Ngãi còn gặp nhiều khó khăn.

Hiện thực sinh động nhìn từ Hà Nội - Bài 2: Dấu ấn quyết sách đầu tư

Hiện thực sinh động nhìn từ Hà Nội - Bài 2: Dấu ấn quyết sách đầu tư

01 Apr, 06:51 AM

Kinhtedothi - Kể từ sau khi Nghị quyết số 88/2019/QH14 được Quốc hội ban hành, thông qua các cơ chế, chính sách đặc thù, Hà Nội đã huy động hơn 5.000 tỷ đồng để đầu tư phát triển toàn diện kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi của Thủ đô. Nhờ đó đến nay, TP đã cơ bản hoàn thành 100% các chỉ tiêu của Nghị quyết, về đích sớm trước 5 năm kế hoạch của giai đoạn 2021 - 2030.

5 năm thực hiện Nghị quyết số 88/2019/QH14 của Quốc hội Hiện thực sinh động nhìn từ Hà Nội

5 năm thực hiện Nghị quyết số 88/2019/QH14 của Quốc hội Hiện thực sinh động nhìn từ Hà Nội

31 Mar, 05:16 AM

Kinhtedothi - Công tác dân tộc là vấn đề chiến lược cơ bản, lâu dài, cấp bách, là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân và của cả hệ thống chính trị. Chính vì vậy, nhiều chủ trương lớn về phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi được Đảng ta đặc biệt chú trọng, trong đó có Nghị quyết số 88/2019/QH14 của Quốc hội phê duyệt “Đề án tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030”. Cùng với các tỉnh, TP của cả nước, Hà Nội đã tích cực tổ chức triển khai, ban hành nhiều cơ chế, chính sách đặc thù, đưa Nghị quyết số 88 thấm nhuần vào cuộc sống.

Hà Nội tổ chức 70 lớp tập huấn phòng, chống bệnh dại

Hà Nội tổ chức 70 lớp tập huấn phòng, chống bệnh dại

30 Mar, 06:23 PM

Kinhtedothi – Từ ngày 15/3 – 11/4, Chi cục Chăn nuôi, thủy sản và Thú y Hà Nội (Sở Nông nghiệp và Môi trường Hà Nội) tổ chức 70 lớp tập huấn, tuyên truyền các biện pháp phòng, chống bệnh Dại ở động vật tại huyện Gia Lâm, Ba Vì, Phúc Thọ và thị xã Sơn Tây.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ