Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Hà Nội: Khuyến khích các trường ngoài công lập nhận chuyển giao chương trình tiên tiến

Kinhtedothi - Tại Hội thảo chia sẻ kinh nghiệm tổ chức dạy học theo mô hình tiên tiến hiện đại, đáp ứng yêu cầu của Chương trình GDPT 2018 với khối trường ngoài công lập do Sở GD&ĐT tổ chức ngày 25/8, những chia sẻ về mô hình lớp học thông minh của Trường Newton thực sự gây ấn tượng.

Môi trường học tập linh hoạt

Chia sẻ tại hội nghị, Ths Hoàng Thị Mận, Hiệu trưởng Trường THCS – THPT Newton cho biết: Tiếp nối thành quả của dạy học online, khi giáo viên và học sinh đều đã có kĩ năng về CNTT và sự phát triển của các phần mềm tương tác trực tuyến, Trường Newton đã vững tin thực hiện mô hình lớp học thông minh đồng bộ trên quy mô toàn trường.

Ths Hoàng Thị Mận, Hiệu trưởng Trường THCS - THPT Newton chia sẻ về mô hình Lớp học thông minh tại hội nghị
Ths Hoàng Thị Mận, Hiệu trưởng Trường THCS - THPT Newton chia sẻ về mô hình Lớp học thông minh tại hội nghị

Có 6 yếu tố cấu thành lớp học thông minh, đó là: Công nghệ, dữ liệu học tập, nền tảng công nghệ và các ứng dụng học tập thông minh, tương tác thông minh và đánh giá thông minh.

“Tất cả những yếu tố này cộng lại tạo thành một mô hình lớp học thông minh, giúp cải thiện quá trình học tập và tạo ra môi trường học tập linh hoạt, hiệu quả và phù hợp với nhu cầu của từng học sinh”- Ths Hoàng Thị Mận bày tỏ.

Theo đó, một số điều kiện cần và đủ để triển khai mô hình lớp học thông minh sẽ gồm: Trang thiết bị trong lớp học (phòng học tiêu chuẩn, máy tính bảng (1 học sinh/máy); bảng viết các loại; đường truyền mạng tốt, máy chiếu, bàn học rời và phòng máy tính.

Điều kiện không thể thiếu đi kèm là nền tảng công nghệ. Trường Newton chọn Microsoft Teams vì nhận thấy đây là nền tảng công nghệ có sự kiểm soát chặt chẽ, mỗi giáo viên và học sinh được cấp tài khoản riêng, có đuôi định danh của nhà trường, có tính bảo mật cao, ít xảy ra lỗi, kho dữ liệu phong phú và có thể tích hợp các phần mềm dạy học khác (Padled, Mentimenter, Classkick, Quizzi, các phần mềm thiết kế game học tập,…).

Năng lực ứng dụng công nghệ thông tin của giáo viên được xác định là điều kiện vô cùng quan trọng để triển khai lớp học thông minh. Để có được đội ngũ giáo viên có năng lực tốt, Trường Newton thường xuyên tổ chức các đợt tập huấn và bồi dưỡng năng lực cho các thầy cô.

100% giáo viên được tập huấn đầy đủ các chuyên đề về kỹ năng thông tin và ứng dụng công nghệ thông tin trong giờ học; 100% giáo viên hoàn thành bài thi sát hạch hàng năm về ứng dụng CNTT trong dạy học do nhà trường tổ chức.

Tạo hệ sinh thái học tập mọi lúc mọi nơi

Quy trình triển khai 1 tiết học theo mô hình “Lớp học thông minh” tại Trường Newton được thực hiện theo quy trình sau: Trước giờ học, giáo viên chuyển các tài liệu kèm các nhiệm vụ học tập lên MS Teams; học sinh nghiên cứu tài liệu, chuẩn bị các nhiệm vụ học tập được giao để trao đổi, thảo luận khi giờ học chính thức.

Học sinh Trường Newton hứng thú với các tiết học thông minh với sự hỗ trợ của máy tính bảng
Học sinh Trường Newton hứng thú với các tiết học thông minh cùng sự hỗ trợ của máy tính bảng

Trong giờ học, giáo viên sử dụng giáo án điện tử tích hợp các phần mềm dạy học hiện đại cùng các phiếu bài tập trắc nghiệm, tự luận, kéo thả, ghép nối…đan xen giữa hoạt động trực tiếp và hoạt động trên các nền tảng thông minh; nhờ đó thầy cô kiểm soát được tiến độ tham gia học tập của tất cả các học sinh trên lớp. Lúc này, học sinh thực hiện các hoạt động học tập tương tác trực tiếp (thuyết trình, thảo luận nhóm, làm bài trên vở/phiếu…) và các hoạt động học tập trên phần mềm ngay tại lớp qua máy tính bảng. 100% có bài vận dụng nhanh trên phần mềm và được nhận kết quả ngay tại lớp sau mỗi tiết học.

 

Giám đốc Sở GD&ĐT Trần Thế Cương đánh giá cao những đóng góp về cải tiến phương pháp, nâng cao chất lượng giảng dạy của các trường ngoài công lập, trong đó có Trường Newton; đồng thời khuyến khích các cơ sở giáo dục nhận chuyển giao chương trình tiên tiến của nước ngoài, mở rộng và nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế về giáo dục; mở rộng các chương trình liên kết đào tạo với nước ngoài, sử dụng tiếng Anh trong giảng dạy các môn khoa học nhưng phải đúng các quy định theo Hướng dẫn của Bộ và Sở cũng như đúng quy định của pháp luật Việt Nam.

Sau giờ học, thầy cô sẽ gửi kết quả đánh giá nhiệm vụ học tập học sinh đã thực hiện trên các nền tảng công nghệ trong tiết học (qua điểm số, phân tích kết quả), gửi tài liệu sau giờ học kèm phiếu học tập. Về phía học sinh, các em nhận kết quả và thực hiện các hoạt động bổ trợ trên phần mềm.

Song song với việc học trên máy, học sinh Newton cũng được kiểm tra, đánh giá trên máy. Khi thi, mỗi học sinh sẽ đến phòng máy tính, mỗi em ngồi 1 máy tính có cấu hình tốt, đã cài đặt phần mềm quan sát NetSupport School với đường truyền ổn định. Với phần mềm thi trên máy, Trường Newton chọn phần mềm Ms Form để đảm bảo các điều kiện tốt nhất theo yêu cầu.

Trước khi thi, nhà trường ban hành kế hoạch và bộ quy định hướng dẫn tổ chức thi trên máy dành cho giáo viên, học sinh. Giáo viên được tập huấn kỹ bộ quy chế coi thi và học sinh cũng được phổ biến, hướng dẫn các quy định để đảm bảo độ chính xác cao, phản ánh đúng năng lực người học.

Các thầy cô
Các thầy cô nhà trường được tập huấn liên tục về CNTT

Ths Hoàng Thị Mận thừa nhận, vì quá trình thi dùng hạ tầng công nghệ nên những lỗi kỹ thuật đường truyền là điều khó tránh khỏi. Hơn nữa, thi trên máy mới chỉ triển khai với dạng thức câu hỏi trắc nghiệm, chưa áp dụng tối ưu và khả thi cho dạng câu hỏi tự luận.

“Qua phân tích, nhà trường cho rằng mô hình lớp học thông minh vẫn mang lại nhiều ưu thế. Đầu tiên là tạo hệ sinh thái học tập mọi lúc mọi nơi. Không gian học tập của học sinh không chỉ gói gọn trong 4 bức tường mà được mở ra với những kết nối thông tin tương tác đa chiều (người học - người học; người học - giáo viên; người học - chuyên gia số; giáo viên - cha mẹ học sinh…)”- Ths Hoàng Thị Mận khẳng định.

Cùng với đó, lớp học thông minh tạo hiệu quả trong khâu quản lý chất lượng học tập và có sự khác biệt lớn so với hoạt động trực tiếp. Phương thức lớp học này cũng góp phần tạo động lực học tập và cảm xúc học tập tích cực cho học sinh, khiến học sinh được thay đổi trạng thái học tập và hào hứng hơn, có tinh thần học tập tích cực hơn; tạo văn hóa đổi mới - sáng tạo trong dạy học hàng ngày giúp tăng hiệu quả tiết dạy; nâng cao kỹ năng công nghệ thông tin cho cả giáo viên và học sinh.

Hiệu trưởng Trường THCS - THPT Newton cho hay, mô hình này đã thôi thúc giáo viên tìm tòi các phần mềm để ứng dụng và phát triển năng lực CNTT cho người học một cách cơ bản, rõ nét. Chính vì vậy, Trường Newton sẽ đẩy mạnh thực hiện mô hình lớp học thông minh trong những năm học tiếp theo.

 

Tại hội nghị, các đại biểu cũng được nghe chia sẻ kinh nghiệm về quá trình và kết quả thực hiện dạy học phân hóa trong bối cảnh đổi mới giáo dục tại Trường Tiểu học, THCS và THPT Archimedes Đông Anh; cách thức khơi gợi hứng thú học tập môn toán cho học sinh của Trường Phổ thông Olympia.

Sau hội nghị, Sở GD&ĐT yêu cầu các nhà trường chuẩn bị tốt về đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất; tăng cường ứng dụng CNTT, thúc đẩy chuyển đổi số và chuẩn bị các điều kiện để bắt đầu từ năm học 2024-2025 việc chuyển trường và tuyển sinh phải thực hiện bằng hình thức trực tuyến.

 

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Bảo đảm quyền của giáo viên, học sinh

Bảo đảm quyền của giáo viên, học sinh

25 Jun, 04:45 AM

Kinhtedothi - Vấn đề dạy thêm, học thêm (DTHT) một lần nữa làm nóng tại nghị trường Quốc hội. Đề cập giải pháp quản lý hoạt động này, Bộ GD&ĐT tiếp tục nêu đề xuất đưa dạy thêm trở thành ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Dư luận đồng thuận cho rằng phải quản lý tốt việc DTHT tránh tràn lan, gây hệ lụy lâu dài cho xã hội và nâng cao chất lượng giáo dục

Bỏ tỷ lệ 40% học sinh THCS vào trường nghề: càng sớm càng tốt

Bỏ tỷ lệ 40% học sinh THCS vào trường nghề: càng sớm càng tốt

24 Jun, 05:45 AM

Kinhtedothi - Kỳ thi vào lớp 10 hàng năm áp lực, căng thẳng, được đánh giá là "khó hơn thi vào đại học". Vậy nên, dư luận, phụ huynh, học sinh đều bày tỏ sự đồng tình rất lớn với đề xuất của đại biểu Quốc hội (ĐBQH) về việc xem xét bỏ tỷ lệ 40% học sinh THCS vào trường nghề để sớm chấm dứt kỳ thi kinh hoàng vào lớp 10.

Để chính sách đi đường dài

Để chính sách đi đường dài

18 Jun, 06:04 AM

Kinhtedothi - Chính sách miễn, hỗ trợ học phí là bước tiến dài trên hành trình bảo đảm quyền tiếp cận giáo dục công bằng, toàn diện cho mọi người dân. Vui mừng, háo hức, muốn đẩy nhanh tiến độ thực hiện là điều ai cũng muốn nhưng vẫn còn đó không ít trăn trở, đòi hỏi phải có sự cân nhắc và tính toán kỹ lưỡng.

Nhân văn và công bằng

Nhân văn và công bằng

13 Jun, 04:37 AM

Kinhtedothi - UBND TP Hà Nội dự kiến chi hơn 3.000 tỷ đồng hỗ trợ bữa ăn bán trú cho khoảng 768.000 học sinh tiểu học cả công lập và tư thục trong năm học 2025 - 2026. Chính sách này không chỉ thể hiện sự quan tâm thiết thực của TP đối với học sinh mà còn nhận được sự đồng thuận từ đông đảo phụ huynh và Nhân dân Thủ đô.

Tạo cơ chế, chính sách phát triển giáo dục nghề nghiệp

Tạo cơ chế, chính sách phát triển giáo dục nghề nghiệp

28 May, 05:39 AM

Kinhtedothi - Chia sẻ với phóng viên Báo Kinh tế & Đô thị, Phó Hiệu trưởng Trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Hà Nội Trần Thanh Bình đánh giá, Luật Thủ đô năm 2024 có hiệu lực, đi vào cuộc sống, đã tạo nhiều điều kiện, hỗ trợ cho các cơ sở giáo dục nghề nghiệp (GDNN) phát triển, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ