Hà Nội: Kiểm tra công vụ tập trung vào việc giải quyết hồ sơ theo "một cửa", "một cửa liên thông"

Linh Nguyễn
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi-Theo kế hoạch của UBND TP Hà Nội, năm nay, một nội dung được tập trung trong quá trình kiểm tra công vụ trên địa bàn là việc thực hiện các quy định về tiếp nhận và giải quyết thủ tục hành chính, dịch vụ công đối với cá nhân và tổ chức, trong đó tập trung kiểm tra việc giải quyết hồ sơ hành chính của cá nhân, tổ chức theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông.

Theo tin từ Sở Nội vụ Hà Nội, UBND Thành phố Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch số 07/KH-UBND về kiểm tra công vụ năm 2021.

Theo đó, các tập thể sẽ được kiểm tra gồm: Các sở, cơ quan tương đương sở; các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Thành phố; các cơ quan Trung ương được tổ chức theo ngành dọc đặt tại Thành phố; UBND các quận, huyện, thị xã; các xã, phường, thị trấn thuộc Thành phố; doanh nghiệp nhà nước thuộc Thành phố có liên quan nhiệm vụ giải quyết thủ tục hành chính (TTHC). Những cá nhân được kiểm tra gồm: Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động làm việc tại các sở, cơ quan tương đương sở; các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Thành phố; các cơ quan Trung ương được tổ chức theo ngành dọc đặt tại Thành phố; UBND các quận, huyện, thị xã; các xã, phường, thị trấn thuộc Thành phố; doanh nghiệp nhà nước thuộc Thành phố có liên quan nhiệm vụ giải quyết TTHC.

 

Đoàn kiểm tra công vụ của TP Hà Nội do lãnh đạo Sở Nội vụ chủ trì tiến hành kiểm tra đột xuất tại UBND xã Ngọc Hồi (huyện Thanh Trì)

Về nội dung, việc kiểm tra tập trung vào: Việc thực hiện các quy định về tiếp nhận và giải quyết TTHC, dịch vụ công đối với cá nhân và tổ chức, trong đó tập trung kiểm tra việc giải quyết hồ sơ hành chính của cá nhân, tổ chức theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông; việc thực hiện các quy định liên quan công tác tiếp công dân, xử lý và giải quyết đơn thư của các cơ quan, đơn vị. Việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn trong thực thi công vụ của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động; việc nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động; việc thực hiện kỷ luật, kỷ cương hành chính theo quy định; việc tuân thủ nội quy, quy chế của cơ quan, đơn vị; việc thực hiện các quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động làm việc trong các cơ quan thuộc Thành phố…

 

Đoàn kiểm tra công vụ Thành phố có quyền: Được yêu cầu các cơ quan, tổ chức, cá nhân là đối tượng kiểm tra cung cấp kịp thời, đầy đủ, chính xác các thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung kiểm tra (trừ những thông tin, tài liệu đang bảo mật) và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực của thông tin, tài liệu đã cung cấp; báo cáo, giải trình về nội dung kiểm tra; thực hiện kiến nghị, yêu cầu, kết luận của đoàn kiểm tra hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Đoàn sẽ ban hành thông báo kết quả kiểm tra hoặc kết luận kiểm tra; kiến nghị, yêu cầu cơ quan có thẩm quyền xử lý nghiêm những trường hợp cán bộ, công chức, viên chức, người lao động có hành vi vi phạm phải có biện pháp khắc phục tồn tại, thiếu sót được nêu ra qua hoạt động kiểm tra. Đồng thời, đôn đốc, kiểm tra các tổ chức, cá nhân thực hiện kiến nghị của đoàn kiểm tra công vụ Thành phố hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền; được sử dụng các phương tiện thu phát thông tin để phục vụ hoạt động kiểm tra.

Tin đọc nhiều

Kinh tế đô thị cuối tuần