Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Hà Nội: nêu cao trách nhiệm người đứng đầu trong kết quả Chỉ số cải cách hành chính

Kinhtedothi-Dù đạt được nhiều kết quả tích cực, song theo Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Trọng Đông, để cơ quan, đơn vị mình còn tồn tại yếu kém, khuyết điểm liên quan một số nội dung phản ánh qua kết quả Chỉ số cải cách hành chính trước hết là trách nhiệm của người đứng đầu.

Luôn lấy người dân, doanh nghiệp là trung tâm của cải cách hành chính

Phát biểu tại Hội nghị công bố kết quả xác định Chỉ số cải cách hành chính (CCHC) năm 2024 đối với các sở, cơ quan tương đương sở, UBND các quận, huyện, thị xã, các cơ quan T.Ư đóng trên địa bàn TP Hà Nội và các đơn vị sự nghiệp công lập (SNCL) thuộc UBND TP do UBND TP Hà Nội tổ chức chiều nay, 27/2, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Phó Chủ tịch UBND TP Nguyễn Trọng Đông cho rằng, Hội nghị đã làm rõ được những mặt mạnh, mặt yếu trong việc triển khai thực hiện các nhiệm vụ CCHC năm 2024 và những tồn tại, hạn chế trong việc tổ chức thực hiện trên từng lĩnh vực, các tiêu chí cụ thể gắn với trách nhiệm của các cấp, ngành.

Qua lắng nghe báo cáo của Hội đồng Thẩm định, đánh giá, chấm điểm, xác định Chỉ số CCHC năm 2024 của UBND TP và ý kiến của các đại biểu, Phó Chủ tịch UBND TP nhận định, thời gian qua, công tác CCHC luôn được TP quan tâm, tập trung đẩy mạnh, với mục tiêu lấy người dân, DN là trung tâm; luôn xác định sự hài lòng, phục vụ người dân, DN là thước đo đánh giá hiệu quả hoạt động của các cơ quan nhà nước; cải cách thủ tục hành chính, cải cách tổ chức bộ máy với phân cấp ủy quyền, phát triển chính quyền điện tử, chính quyền số; công khai, minh bạch, nâng cao trách nhiệm giải trình của các cơ quan nhà nước là nhiệm vụ trọng tâm trong công tác CCHC.

Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Trọng Đông phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị

Kết quả Chỉ số CCHC năm 2024 đã giúp cho cơ quan, địa phương, đơn vị nhìn lại công tác CCHC của cơ quan, địa phương, đơn vị mình đã triển khai, qua đó đánh giá được những mặt mạnh và chỉ ra những hạn chế, tồn tại để tiếp tục phát huy tính chủ động, tích cực trong công tác CCHC, kịp thời đề ra những giải pháp khắc phục. Việc triển khai xác định chỉ số CCHC năm 2024 cơ bản đã thực hiện theo đúng kế hoạch, bảo đảm chất lượng và tiến độ thời gian.

Đáng chú ý, theo Phó Chủ tịch UBND TP, năm qua, TP có nhiều đổi mới, sáng tạo trong công tác CCHC, chuyển đổi số. Hà Nội là địa phương đầu tiên hợp nhất 3 Ban chỉ đạo (CCHC, chuyển đổi số, Đề án 06) với phương châm “5 rõ, 1 xuyên suốt” (rõ người, rõ việc, rõ quy trình, rõ trách nhiệm và hiệu quả; một việc, một đầu mối xuyên suốt). Đặc biệt, TP lần đầu tiên mở rộng đối tượng đánh giá  CCHC là các cơ quan Trung ương đóng trên địa bàn TP, các đơn vị SNCL thuộc UBND TP; đổi mới phương thức đánh giá CCHC từ 1 lần/năm sang đánh giá 2 lần/năm.

Kết quả đánh giá chỉ số thành phần “Xây dựng và phát triển chính quyền điện tử, chính quyền số” trong bộ chỉ số CCHC (PAR-INDEX) năm 2024 của TP sẽ được sử dụng để đánh giá trong Bộ Chỉ số chuyển đổi số của các cơ quan nhà nước; thể hiện vai trò, nhiệm vụ trọng tâm trong công tác CCHC của TP và giúp cho việc theo dõi, đánh giá kết quả Chỉ số CCHC đi vào thực chất, cụ thể hơn, phù hợp với nhiệm vụ, tiến độ Kế hoạch CCHC.

Thẳng thắn nhìn nhận những tồn tại, hạn chế để khắc phục

Phó Chủ tịch UBND TP khẳng định, sự nỗ lực, quyết tâm của cả hệ thống chính trị, sự chỉ đạo, điều hành quyết liệt của TP đã để lại nhiều dấu ấn, sự kiện nổi bật trong công tác CCHC, chuyển đổi số, như: TP hoàn thành việc rà soát, sắp xếp, kiện toàn chức năng nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức bộ máy, biên chế và tăng cường phân cấp ủy quyền kèm quy trình giải quyết các TTHC của các cơ quan, đơn vị thuộc TP, đã góp phần tinh gọn bộ máy nhà nước, đáp ứng yêu cầu công tác CCHC.

Quang cảnh Hội nghị công bố kết quả xác định Chỉ số cải cách hành chính năm 2024 do UBND TP Hà Nội tổ chức  

Theo đánh giá, Hà Nội liên tục là địa phương đi đầu trong thực hiện chủ trương của Trung ương về rà soát, sắp xếp tổ chức bộ máy. TP đã tiên phong thí điểm thành công nhiều tiện ích số cho người dân, như: hồ sơ sức khỏe điện tử, cấp lý lịch tư pháp trên VneID, phổ cập ứng dụng tìm kiếm và thanh toán bãi đỗ xe không tiền mặt, ứng dụng cảnh báo cháy…

Đặc biệt, ứng dụng “Công dân Thủ đô số - iHanoi” đã tạo ra cầu nối, gắn kết chính quyền và người dân Thủ đô; thể hiện tinh thần chủ động tương tác của chính quyền TP với người dân, lắng nghe người dân “mọi lúc, mọi nơi” và được người dân, tổ chức, DN đánh giá cao.  

Mặc dù đạt được nhiều kết quả tích cực, song theo lãnh đạo UBND TP, công tác CCHC vẫn còn một số tồn tại, hạn chế, đã được Hội đồng nghiêm túc chỉ ra.

Từ đó, nhấn mạnh các cơ quan, đơn vị cần nghiêm túc, thẳng thắn nhìn nhận một số tồn tại, hạn chế, Phó Chủ tịch UBND TP Nguyễn Trong Đông nêu rõ, trách nhiệm để cơ quan, địa phương, đơn vị mình còn tồn tại yếu kém, khuyết điểm liên quan một số nội dung phản ánh qua kết quả Chỉ số CCHC vừa được công bố trước hết là trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, địa phương, đơn vị.

Để công tác CCHC ngày càng thực chất, hiệu quả trong thời gian tới, Phó Chủ tịch UBND TP đề nghị thủ trưởng các cơ quan, đơn vị xác định CCHC là nhiệm vụ quan trọng, tập trung triển khai các giải pháp nhằm nâng cao Chỉ số CCHC của đơn vị.

"Phát huy những kết quả đã đạt được trong công tác CCHC năm 2024, với sự tập trung cao độ, nỗ lực phấn đấu quyết liệt của cả hệ thống chính trị, các cấp, ngành, tôi tin tưởng chúng ta sẽ hoàn thành tốt các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển KT-XH của TP năm 2025 và những năm tiếp theo, xây dựng Thủ đô Hà Nội ngày càng giàu đẹp, văn minh"- Phó Chủ tịch UBND TP nhấn mạnh.

Báo Kinh tế & Đô thị đứng đầu xếp hạng cải cách hành chính của các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc UBND TP Hà Nội

Báo Kinh tế & Đô thị đứng đầu xếp hạng cải cách hành chính của các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc UBND TP Hà Nội

Hà Nội công bố Chỉ số cải cách hành chính năm 2024: Nhiều điểm mới

Hà Nội công bố Chỉ số cải cách hành chính năm 2024: Nhiều điểm mới

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Số hóa toàn diện nền hành chính công

Số hóa toàn diện nền hành chính công

08 May, 04:54 AM

Kinhtedothi - Hướng tới một nền hành chính không giấy tờ, việc Chủ tịch UBND TP Hà Nội vừa ký ban hành Chỉ thị yêu cầu sử dụng toàn diện hồ sơ điện tử được đánh giá là một lời cam kết của chính quyền TP với Nhân dân về xây dựng hệ thống hành chính hiện đại, liêm chính, vì dân.

Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, đồng bộ với mô hình chính quyền địa phương 2 cấp

Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, đồng bộ với mô hình chính quyền địa phương 2 cấp

04 May, 10:08 PM

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình - Phó Trưởng Ban chỉ đạo về tổng kết thực hiện Nghị quyết 18-NQ/TW của Chính phủ ký văn bản số 48/CV-BCĐTKNQ18 về việc đẩy mạnh phân quyền, phân cấp theo quy định của Luật Tổ chức Chính phủ, Luật Tổ chức chính quyền địa phương và triển khai mô hình chính quyền địa phương 02 cấp.

Thực hiện thủ tục hành chính tại công an cấp xã: người dân được hưởng lợi

Thực hiện thủ tục hành chính tại công an cấp xã: người dân được hưởng lợi

02 May, 05:02 AM

Kinhtedothi - Nhiều công dân đến thực hiện thủ tục hành chính (TTHC) tại công an (CA) cấp xã cho rằng, việc giải quyết các TTHC cho người dân ngày càng thuận lợi, nhanh và đơn giản hơn. Thay vì người dân phải đi một khoảng cách xa lên huyện làm thủ tục thì nay chỉ cần lên xã đã hoàn thành. Một số thủ tục làm trên dịch vụ công trực tuyến (DVCTT) nên càng thuận lợi cho người dân.

Bạc Liêu, Cà Mau sẵn sàng sáp nhập

Bạc Liêu, Cà Mau sẵn sàng sáp nhập

29 Apr, 06:26 AM

Kinhtedothi – Sau thời gian chuẩn bị khẩn trương, hai tỉnh Cà Mau và Bạc Liêu đã thống nhất Đề án sáp nhập, trình Chính phủ xem xét.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ