Hà Nội nghiêm cấm săn bắt, sử dụng sản phẩm từ chim hoang dã, di cư
Tháng 5/2022, Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 04/CT-TTg về một số, giải pháp cấp bách để bảo tồn các loài chim hoang dã, di cư tại Việt Nam. Trên cơ sở đó, UBND TP Hà Nội đã ban hành kế hoạch, giao Sở NN&PTNT chủ trì, phối hợp với các sở ngành, địa phương tổ chức triển khai nghiêm túc.
Sau hơn 1 năm triển khai, đánh giá kết quả, UBND TP Hà Nội tiếp tục đề nghị các sở ngành tổ chức tuyên truyền, quán triệt cho cán bộ, công chức trong đơn vị và người dân không săn bắt, bẫy, mua bán, giết mổ, sử dụng sản phẩm động vật hoang dã, đặc biệt là các loài chim hoang dã, di cư.

UBND TP Hà Nội giao Sở NN&PTNT phối hợp với chính quyền địa phương tăng cường công tác tuần tra, kiểm soát khu vực sông Hồng, các tụ điểm buôn bán, các chợ chim, khu vực bẫy chim hoang dã, di cư; kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý nghiêm hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật.
Sở NN&PTNT phối hợp với cơ quan chức năng, chính quyền địa phương quản lý các chợ, địa điểm kinh doanh, mua bán chim (Hoàng Hoa Thám, Yên Phúc…); tổ chức kiểm tra hộ kinh doanh, kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý nghiêm việc săn bắt, bẫy chim tự nhiên đưa về các khu chợ.
Đối với các quận, huyện, thị xã, UBND TP Hà Nội đề nghị phối hợp với Sở NN&PTNT tổ chức tuyên truyền quy định pháp luật về bảo vệ các loài chim hoang dã, di cư. Xây dựng biển cảnh báo về bảo vệ các loài chim hoang dã, di cư ven dọc hai bên bờ sông Hồng.
Đặc biệt, UBND TP Hà Nội yêu cầu huyện Ba Vì phối hợp cùng các cơ quan chức năng tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, không cho tác động cơ học vào khu bãi giữa Văn Lang, nơi có sinh cảnh được đánh giá là tốt nhất cho sinh trưởng, phát triển của chim hoang dã, di cư tại Hà Nội.

Chi cục Kiểm lâm Hà Nội: Nỗ lực bảo vệ động vật hoang dã
Kinhtedothi - Nhận thức rõ vai trò của đa dạng sinh học đối với bảo vệ môi trường sinh thái, thời gian qua, Chi cục Kiểm lâm Hà Nội đã triển khai nhiều biện pháp bảo vệ động vật hoang dã (ĐVHD) cũng như kéo giảm số vụ vi phạm tàng trữ, buôn bán, vận chuyển ĐVHD trái phép.

Buôn bán và tiêu dùng động vật hoang dã đe dọa sức khỏe con người
Kinhtedothi - Buôn bán động vật hoang dã (ĐVHD) hiện đã được nhìn nhận không đơn thuần là mối đe dọa với đa dạng sinh học, với hệ sinh thái, mà còn là nguy cơ đối với sức khỏe con người. Đã có những giả định cho rằng virus gây bệnh Covid-19 có nguồn gốc từ ĐVHD.

Làm gì để ngăn nguy cơ động vật hoang dã rơi vào bờ vực tuyệt chủng?
Kinhtedothi - Rủi ro thấp, lợi nhuận cao khiến tình trạng buôn bán động vật hoang dã diễn ra phức tạp tại nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam. Thúc đẩy sự tham gia của khối nhà nước và tư nhân trong phòng, chống buôn bán động vật hoang dã là một trong giải pháp quan trọng.