Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Hà Nội: Ra mắt 12 đội tuyển học sinh giỏi thành phố đi thi quốc gia

Kinhtedothi-Chiều 6/11, Sở GD&ĐT Hà Nội tổ chức lễ ra mắt các đội tuyển học sinh giỏi TP tham dự kỳ thi học sinh giỏi quốc gia THPT năm học 2023-2024. Theo quy chế mới, năm nay, TP Hà Nội có 240 học sinh của 12 đội tuyển tham dự kỳ thi, tăng 56 em so với năm học trước.
Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội Trần Thế Cương chúc mừng thầy cô và học sinh đội tuyển Ngữ văn
Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội Trần Thế Cương chúc mừng thầy cô và học sinh đội tuyển Ngữ văn

12 đội tuyển học sinh giỏi TP Hà Nội tham dự kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia năm học 2023 – 2024 (mỗi đội tuyển 20 học sinh) gồm: Toán, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Tin học, Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý, tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Trung Quốc, tiếng Nga.

240 học sinh được chọn là sự kết tinh đạo đức, trí tuệ, trình độ học vấn của học sinh Hà Nội. Để có mặt tại vòng thi quốc gia, các em đã xuất sắc vượt qua 2 vòng thi do Sở GD&ĐT Hà Nội tổ chức với 1.188 thí sinh, trở thành đại diện tiêu biểu nhất của học sinh cấp THPT toàn TP Hà Nội.

Như mọi năm, Trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam vẫn là đơn vị có số lượng học sinh tham gia các đội tuyển nhiều nhất (130 em). Tiếp đến là các trường THPT: Chu Văn An, chuyên Nguyễn Huệ, Sơn Tây.

Ngoài ra còn có học sinh tại các trường: THPT Minh Quang (1 em), THPT Phùng Khắc Khoan – Thạch Thất (1 em), THPT Quang Trung – Hà Đông (1 em), THPT Trần Hưng Đạo – Thanh Xuân (1 em), THPT Nguyễn Gia Thiều – Long Biên (1 em), THCS & THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm – Cầu Giấy (1 em).

Nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác bồi dưỡng các đội tuyển học sinh giỏi Hà Nội tham dự kỳ thi học sinh giỏi quốc gia cũng như thi chọn đội tuyển học sinh giỏi quốc gia dự thi Olympic quốc tế, Sở GD&ĐT Hà Nội tổ chức huấn luyện tập trung đối với học sinh các đội tuyển.

Với các đội tuyển đặc thù, học sinh còn được tham gia huấn luyện, bồi dưỡng tại các trường đại học, học viện.

Giáo viên tham gia huấn luyện là những giáo viên được lựa chọn từ những giáo viên có năng lực, trình độ, thành tích bồi dưỡng các đội tuyển học sinh giỏi tham dự các kỳ thi quốc gia, khu vực và quốc tế. Bên cạnh đó, các đội tuyển có thể chủ động mời các chuyện gia, giảng viên có kinh nghiệm tham gia bồi dưỡng học sinh.

Phát biểu tại buổi lễ, Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội Trần Thế Cương nhắn nhủ: "Với thí sinh, ngoài kiến thức chuyên sâu còn cần nâng cao tư duy sáng tạo, tập trung tối đa nghiên cứu, rèn kỹ năng làm bài…. Với thầy cô  lãnh đội cần trau dồi chuyên môn, học hỏi đồng nghiệp, chủ động tìm tòi tư liệu, truyền lửa cho học sinh, có kế hoạch giảng dạy chi tiết, quan tâm đến từng học sinh…. Với phụ huynh, cần tiếp tục tạo điều kiện, đồng hành, động viên con em tích cực học tập, sử dụng hiệu quả thời gian ôn tập, chăm lo thể chất, tinh thần cho các em….. Với các phòng chuyên môn cần xây dựng kế hoạch khả thi, phân công chuyên môn hợp lý, lựa chọn giáo viên giỏi, kiểm tra, giám sát quá trình bồi dưỡng… để kết quả kỳ thi đạt tốt nhất”.

Được biết, nhiều năm qua, Hà Nội liên tục dẫn đầu cả nước về số giải tại kỳ thi học sinh giỏi quốc gia. Tại nhiều kỳ thi, Bộ GD&ĐT đã giao nhiệm vụ cho Hà Nội chọn đội tuyển đi thi quốc tế và đều giành kết quả xuất sắc.

Đặc biệt, năm học 2022 - 2023, Hà Nội đạt 141 giải quốc gia và là địa phương có số lượng giải Nhất cao nhất toàn quốc.

Hà Nội: Giáo viên đề xuất chính sách giữ chân học sinh giỏi

Hà Nội: Giáo viên đề xuất chính sách giữ chân học sinh giỏi

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Bảo đảm quyền của giáo viên, học sinh

Bảo đảm quyền của giáo viên, học sinh

25 Jun, 04:45 AM

Kinhtedothi - Vấn đề dạy thêm, học thêm (DTHT) một lần nữa làm nóng tại nghị trường Quốc hội. Đề cập giải pháp quản lý hoạt động này, Bộ GD&ĐT tiếp tục nêu đề xuất đưa dạy thêm trở thành ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Dư luận đồng thuận cho rằng phải quản lý tốt việc DTHT tránh tràn lan, gây hệ lụy lâu dài cho xã hội và nâng cao chất lượng giáo dục

Bỏ tỷ lệ 40% học sinh THCS vào trường nghề: càng sớm càng tốt

Bỏ tỷ lệ 40% học sinh THCS vào trường nghề: càng sớm càng tốt

24 Jun, 05:45 AM

Kinhtedothi - Kỳ thi vào lớp 10 hàng năm áp lực, căng thẳng, được đánh giá là "khó hơn thi vào đại học". Vậy nên, dư luận, phụ huynh, học sinh đều bày tỏ sự đồng tình rất lớn với đề xuất của đại biểu Quốc hội (ĐBQH) về việc xem xét bỏ tỷ lệ 40% học sinh THCS vào trường nghề để sớm chấm dứt kỳ thi kinh hoàng vào lớp 10.

Để chính sách đi đường dài

Để chính sách đi đường dài

18 Jun, 06:04 AM

Kinhtedothi - Chính sách miễn, hỗ trợ học phí là bước tiến dài trên hành trình bảo đảm quyền tiếp cận giáo dục công bằng, toàn diện cho mọi người dân. Vui mừng, háo hức, muốn đẩy nhanh tiến độ thực hiện là điều ai cũng muốn nhưng vẫn còn đó không ít trăn trở, đòi hỏi phải có sự cân nhắc và tính toán kỹ lưỡng.

Nhân văn và công bằng

Nhân văn và công bằng

13 Jun, 04:37 AM

Kinhtedothi - UBND TP Hà Nội dự kiến chi hơn 3.000 tỷ đồng hỗ trợ bữa ăn bán trú cho khoảng 768.000 học sinh tiểu học cả công lập và tư thục trong năm học 2025 - 2026. Chính sách này không chỉ thể hiện sự quan tâm thiết thực của TP đối với học sinh mà còn nhận được sự đồng thuận từ đông đảo phụ huynh và Nhân dân Thủ đô.

Tạo cơ chế, chính sách phát triển giáo dục nghề nghiệp

Tạo cơ chế, chính sách phát triển giáo dục nghề nghiệp

28 May, 05:39 AM

Kinhtedothi - Chia sẻ với phóng viên Báo Kinh tế & Đô thị, Phó Hiệu trưởng Trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Hà Nội Trần Thanh Bình đánh giá, Luật Thủ đô năm 2024 có hiệu lực, đi vào cuộc sống, đã tạo nhiều điều kiện, hỗ trợ cho các cơ sở giáo dục nghề nghiệp (GDNN) phát triển, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ