Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Hà Nội thành lập 4 đoàn liên ngành kiểm tra an toàn thực phẩm

Kinhtedothi - 4 đoàn liên ngành do đại diện lãnh đạo các Sở: Y tế, NN&PTNT, Công Thương và Cục Quản lý thị trường Hà Nội làm trưởng đoàn sẽ thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định pháp luật về an toàn thực phẩm (ATTP) tại 30 quận, huyện, thị xã từ nay cho tới ngày 15/5/2022.

Kế hoạch triển khai “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm năm 2022” vừa được UBND TP Hà Nội ban hành, với chủ đề “Tiếp tục nâng cao vai trò, trách nhiệm, của người sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng nông sản, thực phẩm trong tình hình mới”. Đây là chương trình hành động thường niên được UBND TP Hà Nội tổ chức triển khai từ khi Chỉ thị số 34/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ được ban hành cuối năm 2014.

Đoàn liên ngành Hà Nội kiểm tra việc chấp hành quy định về an toàn thực phẩm tại Siêu thị Lan Chi (huyện Ba Vì). Ảnh: Lâm Nguyễn.

Một trong những nội dung quan trọng của “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm năm 2022” là UBND TP Hà Nội sẽ thành lập 4 đoàn liên ngành, tổ chức thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định pháp luật về ATTP trên địa bàn 30 quận, huyện, thị xã. Các đoàn sẽ do đại diện lãnh đạo 3 sở: Y tế, NN&PTNT, Công Thương và Cục Quản lý thị trường Hà Nội làm trưởng đoàn.

4 đoàn liên ngành TP sẽ thực hiện việc giám sát ATTP nông lâm sản và thủy sản tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, quảng cáo thực phẩm. Từ đó nêu cao vai trò của chính quyền các cấp, cơ quan quản lý, tổ chức xã hội và sự giám sát của người tiêu dùng đối với việc tuân thủ pháp luật về ATTP của chủ thể sản xuất, kinh doanh nông sản, thực phẩm.

Ngoài 4 đoàn liên ngành của TP, Hà Nội đề nghị UBND 30 quận, huyện, thị xã thành lập các đoàn thanh tra, kiểm tra việc chấp hành quy định về ATTP tại từng xã, phường, thị trấn. Phúc tra, giám sát các cơ sở do xã, phường kiểm tra. Truy xuất nguồn gốc sản phẩm thực phẩm không an toàn…

Đối với xã, phường, thị trấn, UBND TP Hà Nội đề nghị tổ chức đoàn kiểm tra việc chấp hành quy định về ATTP tại các cơ sở, nhất là chợ và thức ăn đường phố theo phân cấp. Tổ chức ký cam kết trách nhiệm đối với các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm theo quy định. Đồng thời, công khai nguồn gốc và giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP, bản cam kết ATTP cho khách hàng tại từng cơ sở…

Cùng với công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, trong “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm”, UBND TP Hà Nội cũng sẽ tăng cường thông tin, tuyên truyền các vấn đề liên quan đến ATTP. Truyền thông quảng bá sản xuất, kinh doanh nông lâm sản và thủy sản an toàn, bảo đảm chất lượng. Đồng thời, đề cao vai trò trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp trong thực thi pháp luật về ATTP...

Cần nghiêm trị những kẻ buôn bán thực phẩm bẩn

Cần nghiêm trị những kẻ buôn bán thực phẩm bẩn

Từ 15/4, triển khai Tháng hành động vì an toàn thực phẩm năm 2022

Từ 15/4, triển khai Tháng hành động vì an toàn thực phẩm năm 2022

Đảm bảo an toàn thực phẩm: Đừng chỉ là khẩu hiệu

Đảm bảo an toàn thực phẩm: Đừng chỉ là khẩu hiệu

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Mẹo chọn màng bọc thực phẩm an toàn

Mẹo chọn màng bọc thực phẩm an toàn

07 Apr, 05:16 PM

Màng bọc thực phẩm là vật dụng quen thuộc song không phải ai cũng biết cách dùng đúng. Dưới đây là cách chọn màng bọc thực phẩm an toàn, ai cũng nên biết.

Từ vụ kẹo rau củ Kera: Cảnh báo xói mòn đạo đức kinh doanh

Từ vụ kẹo rau củ Kera: Cảnh báo xói mòn đạo đức kinh doanh

06 Apr, 05:49 PM

Kinhtedothi - Vụ án liên quan đến kẹo rau củ Kera và Quang Linh Vlogs, Hằng Du Mục bị bắt đã gióng lên hồi chuông cảnh báo về sự xói mòn đạo đức kinh doanh, sự vô trách nhiệm của người nổi tiếng với công chúng. Đây cũng là bài học cảnh báo người tiêu dùng từ việc tin vào quảng cáo sai sự thật thực phẩm chức năng trên mạng xã hội.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ