Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Hà Nội: Xây dựng nhiều mô hình xử lý rác thải nông nghiệp hiệu quả

Kinhtedothi - Hội Nông dân Thành phố Hà Nội vừa tổ chức cho cán bộ, hội viên nông dân tham gia Dự án tham quan, học tập kinh nghiệm mô hình nuôi trùn quế, lên men phụ phẩm cây trồng thành thức ăn chăn nuôi tại xã Việt Hùng, huyện Đông Anh.

Đây là hoạt động nằm trong Dự án "Tuyên truyền, vận động nông dân xử lý rác thải tại Việt Nam, góp phần vào nỗ lực giảm phát thải khí nhà kính của cộng đồng quốc tế" .

Cán bộ, hội viên nông dân tham quan mô hình nuôi trùn quế từ phân bò trên địa bàn huyện Đông Anh.

Tham gia dự án có 40 cán bộ, hội viên nông dân tại 9 xã của 3 huyện: Đông Anh, Gia Lâm, Ba Vì. Theo đó, đoàn đã đến thăm, học hỏi kinh nghiệm mô hình lên men phụ phẩm cây trồng thành thức ăn để chăn nuôi bò và nuôi trùn quế tại hộ nông dân Nguyễn Kim Hận thuộc thôn Gia Lộc, xã Việt Hùng, huyện Đông Anh. Đây được đánh giá là mô hình dễ sản xuất, có thể biến chất thải trong nông nghiệp thành thức ăn chăn nuôi giàu dinh dưỡng, giảm chi phí đầu tư, tạo ra nguồn thực phẩm sạch, nâng cao hiệu quả kinh tế.

Tại buổi tham quan, các hội viên, nông dân đã tích cực trao đổi, thảo luận tính ứng dụng thực tế của kỹ thuật lên men phụ phẩm cây trồng làm thức ăn chăn nuôi và nuôi trùn quế. Qua đó, mỗi nông dân sẽ là một tuyên truyền viên tuyên truyền về ý nghĩa của dự án, giúp người dân thay đổi hành vi, sống thân thiện với môi trường, phát triển nền nông nghiệp theo hướng bền vững và an toàn, nâng cao thu nhập.

Hội Nông dân Thành phố Hà Nội bàn giao chế phẩm cho 9 xã thuộc 3 huyện: Đông Anh, Gia Lâm, Ba Vì.

Cũng trong khuôn khổ chương trình tham quan, học tập kinh nghiệm, Ban Quản lý Dự án tuyên truyền, vận động nông dân xử lý rác thải Hội Nông dân Thành phố Hà Nội đã tiến hành bàn giao chế phẩm thực hiện mô hình ủ phân hữu cơ và tiếp tục hỗ trợ xây dựng cơ sở vật chất mô hình nuôi sâu canxi, trùn quế cho 9 xã của 3 huyện: Đông Anh, Gia Lâm, Ba Vì.

Phó Chủ tịch Hội Nông dân Thành phố Hà Nội Nguyễn Thanh Xuân cho biết: đến nay, Hội Nông dân 3 huyện Đông Anh, Gia Lâm, Ba Vì đã xây dựng được 135 mô hình lên men phụ phẩm cây trồng làm thức ăn chăn nuôi, 90 mô hình nuôi gà trên đệm lót sinh học dày, 135 mô hình ủ phân hữu cơ từ phụ phẩm cây trồng, 90 mô hình nuôi sâu canxi, 90 mô hình nuôi trùn quế. Sau gần 2 năm triển khai, các mô hình này bước đầu đem lại hiệu quả cao cả về kinh tế - xã hội và môi trường.

Để mô hình trở thành phong trào sản xuất tuần hoàn hữu cơ giá trị cao, Hội Nông dân Thành phố tiếp tục chỉ đạo xây dựng các mô hình điểm, tạo sự lan tỏa mạnh hơn nữa tới đông đảo hội viên nông dân trên địa bàn thành phố.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
5 năm thực hiện Nghị quyết số 88/2019/QH14 của Quốc hội Hiện thực sinh động nhìn từ Hà Nội

5 năm thực hiện Nghị quyết số 88/2019/QH14 của Quốc hội Hiện thực sinh động nhìn từ Hà Nội

31 Mar, 05:16 AM

Kinhtedothi - Công tác dân tộc là vấn đề chiến lược cơ bản, lâu dài, cấp bách, là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân và của cả hệ thống chính trị. Chính vì vậy, nhiều chủ trương lớn về phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi được Đảng ta đặc biệt chú trọng, trong đó có Nghị quyết số 88/2019/QH14 của Quốc hội phê duyệt “Đề án tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030”. Cùng với các tỉnh, TP của cả nước, Hà Nội đã tích cực tổ chức triển khai, ban hành nhiều cơ chế, chính sách đặc thù, đưa Nghị quyết số 88 thấm nhuần vào cuộc sống.

Hà Nội tổ chức 70 lớp tập huấn phòng, chống bệnh dại

Hà Nội tổ chức 70 lớp tập huấn phòng, chống bệnh dại

30 Mar, 06:23 PM

Kinhtedothi – Từ ngày 15/3 – 11/4, Chi cục Chăn nuôi, thủy sản và Thú y Hà Nội (Sở Nông nghiệp và Môi trường Hà Nội) tổ chức 70 lớp tập huấn, tuyên truyền các biện pháp phòng, chống bệnh Dại ở động vật tại huyện Gia Lâm, Ba Vì, Phúc Thọ và thị xã Sơn Tây.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ