Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Hội Nông dân Hà Nội triển khai hiệu quả các chương trình, đề án

Kinhtedothi - Sáng 19/10, Ban Chấp hành Hội Nông dân thành phố Hà Nội tổ chức hội nghị Ban Chấp hành lần thứ II.

Hội nghị có nội dung sơ kết công tác Hội 9 tháng năm 2023, triển khai nhiệm vụ 3 tháng cuối năm; Thông qua quy chế làm việc, phân công nghiệm vụ Ban Chấp hành và Chương trình công tác toàn khóa của Ban chấp hành Hội Nông dân thành phố khóa X, nhiệm kỳ 2023 - 2028.

Quang cảnh hội nghị.

Phó Chủ tịch Hội Nông dân thành phố Lê Thị Thanh Nhàn thông tin: trong 9 tháng năm 2023, các cấp Hội đã tập trung chỉ đạo, hướng dẫn các cấp Hội tổ chức Đại hội Hội Nông dân cấp cơ sở, cấp huyện, thị xã, cấp Thành phố thành công tốt đẹp. Theo đó, Ban Thường vụ Hội Nông dân thành phố đã tổ chức kiện toàn, bầu bổ sung chức danh Phó Chủ tịch và 5 đồng chí Ủy viên Ban Chấp hành Hội Nông dân thành phố nhiệm kỳ 2028 - 2023; thực hiện luân chuyển, điều động vị trí công tác đối với một số cán bộ hội tại các đơn vị...
Từ đầu năm tới nay, Hội Nông dân thành phố đã chỉ đạo hướng dẫn thành lập và ra mắt được 28 chi Hội nông dân nghề nghiệp với 395 thành viên, nâng tổng số tổ Hội nông dân nghề nghiệp toàn thành phố là 198. Tổ chức 825 hoạt động trưng bày giới thiệu quảng bá, sản phẩm nông nghiệp an toàn; duy trì 18 điểm kết nối tiêu thụ nông sản; hỗ trợ thành lập mới 3 của hàng giới thiệu và tiêu thị nông nghiệp an toàn; duy trì hoạt động của 406 mô hình nông dân bảo vệ môi trường.

Các cấp Hội cũng đã phát động phong trào nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững, vận động nông dân đăng ký hộ nông dân sản xuất kinh doanh giỏi các cấp năm 2023. Đến nay đã có 266.484 hộ đăng ký sản xuất kinh doanh giỏi các cấp (bằng 74% so với tổng số hộ hội viên).
Tiếp tục vận động cán bộ, hội viên tham gia các hoạt động tương trợ, giúp nhau với trên 1.883 ngày công, cho vay không lấy lãi trên 1.650 triệu đồng. Phối hợp tham gia rà soát các đối tượng hộ nông dân nghèo, đăng ký giúp đỡ đối với 523 hộ; phối hợp và trực tiếp sửa chữa 23 ngôi nhà hộ hội viên nghèo, có hoàn cảnh khó khăn.
Phát biểu tại hội nghị, Chủ tịch Hội Nông dân thành phố Hà Nội Phạm Hải Hoa cho hay: nhiệm kỳ 2023 - 2028 Hội Nông dân xây dựng 3 chương trình công tác và 6 Đề án.

3 Chương trình của Hội bao gồm: Chương trình nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tuyên truyền và xây dựng tổ chức Hội các cấp vững mạnh toàn diện nhiệm kỳ 2023 - 2028; Chương trình nâng cao chất lượng phong trào nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, hỗ trợ nông dân khởi nghiệp gắn với phát triển kinh tế nông nghiệp, tham gia xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu; Chương trình nghĩa tình nông dân Thủ đô - Đoàn kết và chia sẻ.
"Kinh nghiệm để các chương trình, đề án của Hội thành công là ngay từ khâu xây dựng phải chi tiết, cụ thể gắn với các nhiệm vụ ở các cấp cơ sở Hội đã triển khai tốt thời gian qua. Do đó trong thời gian tới, các cấp Hội cũng như Ban chấp hành Hội Nông dân các cấp cần huy động sức mạnh tập thể sớm xây dựng, triển khai các chương trình, đề án hiệu quả nhất" - bà Phạm Hải Hoa nhấn mạnh.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Bài cuối: Đưa vùng dân tộc tiến bước cùng Thủ đô

Bài cuối: Đưa vùng dân tộc tiến bước cùng Thủ đô

02 Apr, 05:48 AM

Kinhtedothi - Sự phát triển tiến bộ của vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đã góp sức cùng Nhân dân Thủ đô và cả nước trong công cuộc đổi mới, phát triển và bảo vệ Tổ quốc. Trong tình hình mới, vấn đề đặt ra là cần có những giải pháp nhằm tạo xung lực để đồng bào các dân tộc thiểu số của Thủ đô vững tin bước vào Kỷ nguyên mới.

Quảng Ngãi: còn những khó khăn trong xây dựng nông thôn mới

Quảng Ngãi: còn những khó khăn trong xây dựng nông thôn mới

01 Apr, 09:06 PM

Kinhtedothi-Đạt được những kết quả tích cực, góp phần tích cực thay đổi bộ mặt nông thôn và nâng cao đời sống của người dân nhưng Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) xây dựng nông thôn mới (NTM) ở Quảng Ngãi còn gặp nhiều khó khăn.

Hiện thực sinh động nhìn từ Hà Nội - Bài 2: Dấu ấn quyết sách đầu tư

Hiện thực sinh động nhìn từ Hà Nội - Bài 2: Dấu ấn quyết sách đầu tư

01 Apr, 06:51 AM

Kinhtedothi - Kể từ sau khi Nghị quyết số 88/2019/QH14 được Quốc hội ban hành, thông qua các cơ chế, chính sách đặc thù, Hà Nội đã huy động hơn 5.000 tỷ đồng để đầu tư phát triển toàn diện kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi của Thủ đô. Nhờ đó đến nay, TP đã cơ bản hoàn thành 100% các chỉ tiêu của Nghị quyết, về đích sớm trước 5 năm kế hoạch của giai đoạn 2021 - 2030.

5 năm thực hiện Nghị quyết số 88/2019/QH14 của Quốc hội Hiện thực sinh động nhìn từ Hà Nội

5 năm thực hiện Nghị quyết số 88/2019/QH14 của Quốc hội Hiện thực sinh động nhìn từ Hà Nội

31 Mar, 05:16 AM

Kinhtedothi - Công tác dân tộc là vấn đề chiến lược cơ bản, lâu dài, cấp bách, là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân và của cả hệ thống chính trị. Chính vì vậy, nhiều chủ trương lớn về phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi được Đảng ta đặc biệt chú trọng, trong đó có Nghị quyết số 88/2019/QH14 của Quốc hội phê duyệt “Đề án tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030”. Cùng với các tỉnh, TP của cả nước, Hà Nội đã tích cực tổ chức triển khai, ban hành nhiều cơ chế, chính sách đặc thù, đưa Nghị quyết số 88 thấm nhuần vào cuộc sống.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ