Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Hải Dương tổ chức Lễ mở vườn vải chín và Hội nghị xúc tiến tiêu thụ vải năm 2025

Kinhtedothi - Ngày 30/5, tại huyện Thanh Hà (Hải Dương) đã diễn ra Lễ mở vườn vải thiều mùa chín, kết hợp Hội nghị xúc tiến tiêu thụ vải năm 2025. 

Huyện Thanh Hà nằm ở vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng, được bao bọc bởi hệ thống các con sông lớn như Thái Bình, Rạng, Văn Úc, sông Mía. Nhờ khí hậu ôn hòa, đất đai màu mỡ, nơi đây quanh năm cây trái tươi tốt. Thanh Hà từ lâu được biết đến là cái nôi của cây vải thiều Việt Nam, nơi có cây vải tổ hơn 200 năm tuổi tại thôn Thúy Lâm, xã Thanh Sơn.

Mùa vải chín tại huyện Thanh Hà. Ảnh: Vĩnh Quân

Quả vải thiều Thanh Hà từng được cổ nhân ngợi ca: “Mã ngoài như lụa hồng, tơ tía, thịt vải như thủy tinh, như dáng tuyết, vị ngọt đậm, ăn vào thấy hương thơm tưởng như rượu tiên.”

Lễ mở vườn mùa vải chín tại xã Thanh Quang, huyện Thanh Hà. Ảnh: Vĩnh Quân

Với hương vị thơm ngon đặc trưng, vải thiều Thanh Hà từ lâu đã khẳng định được vị thế trên thị trường trong nước và quốc tế. Đây là sản phẩm nông nghiệp đầu tiên và duy nhất của Hải Dương được cấp bằng bảo hộ chỉ dẫn địa lý tại châu Âu (EU), đồng thời được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) bảo hộ trong nước.

Toàn cảnh Hội thảo. Ảnh: Vĩnh Quân

Toàn huyện Thanh Hà hiện có khoảng 3.300 ha vải thiều, bao gồm 2.000 ha vải sớm và 1.300 ha vải chính vụ, sản lượng hàng năm dao động từ 35.000 - 38.000 tấn. Huyện đã được cấp 167 mã số vùng trồng phục vụ xuất khẩu sang các thị trường lớn như Trung Quốc (48 mã), Úc (39), Nhật Bản (34), Mỹ (38) và Thái Lan (8).

Tính riêng năm 2025, toàn tỉnh Hải Dương có khoảng 8.800 ha vải thiều (gồm 2.850 ha vải sớm và 5.850 ha vải chính vụ), tập trung chủ yếu tại Thanh Hà và TP Chí Linh.

Lễ cắt băng xuất khẩu vải thiều đi Nhật Bản. Ảnh: Vĩnh Quân

Hải Dương chú trọng sản xuất nông nghiệp theo hướng an toàn và bền vững. Tỉnh đã có 12 vùng sản xuất đạt tiêu chuẩn GlobalGAP và 56 vùng đạt chứng nhận VietGAP, tổng diện tích đạt tiêu chuẩn là 721 ha. Ngoài ra, toàn tỉnh hiện có 16 cơ sở đóng gói vải thiều phục vụ xuất khẩu với tổng công suất khoảng 650 tấn/ngày, trong đó các cơ sở phục vụ thị trường Nhật Bản có công suất khoảng 30 tấn/ngày.

Dự kiến vụ vải năm nay, tỉnh Hải Dương sẽ thu hoạch khoảng 60.000 tấn, gồm 32.500 tấn vải sớm và 27.500 tấn vải chính vụ. Riêng huyện Thanh Hà dự kiến thu hoạch khoảng 38.000 tấn.

Phát biểu tại Hội nghị, ông Trần Văn Hảo, Giám đốc Sở Công Thương Hải Dương cho biết: ngoài thị trường truyền thống là Trung Quốc (tiêu thụ khoảng 15.000 - 20.000 tấn), vải thiều Thanh Hà đã được xuất khẩu sang nhiều thị trường cao cấp như Mỹ, Nhật Bản, Úc, Anh và các nước EU. Bên cạnh đó, sản lượng tiêu thụ nội địa trung bình đạt khoảng 20.000 tấn mỗi năm, chủ yếu tại các tỉnh thành lớn như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh...

Hải Dương luôn chú trọng phát triển sản xuất theo hướng hàng hóa tập trung, chuyên canh, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, đa dạng hóa sản phẩm. Tỉnh thường xuyên phối hợp với Bộ Công Thương và Cục Xúc tiến Thương mại tổ chức các sự kiện xúc tiến trong nước và quốc tế, góp phần nâng cao giá trị và thương hiệu vải thiều Thanh Hà nói riêng, nông sản Hải Dương nói chung.

Hoạt động xúc tiến thương mại của Cục Xúc tiến thương mại và các Thương vụ Việt Nam ở nước ngoài đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ doanh nghiệp Hải Dương tiếp cận thị trường toàn cầu. Thông qua các hoạt động tiếp xúc song phương, đa phương, chương trình xúc tiến thương mại, các doanh nghiệp Việt Nam có cơ hội nắm bắt thông tin thị trường, chính sách thương mại, tiêu chuẩn kỹ thuật và mở rộng quan hệ hợp tác.

Hải Dương: 11 đối tượng bị khởi tố vì gây náo loạn đường phố

Hải Dương: 11 đối tượng bị khởi tố vì gây náo loạn đường phố

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Diễn đàn “Báo chí - Doanh nghiệp đồng hành vì sự phát triển bền vững”: Hành trình 3 năm kiến tạo cầu nối

Diễn đàn “Báo chí - Doanh nghiệp đồng hành vì sự phát triển bền vững”: Hành trình 3 năm kiến tạo cầu nối

21 Jun, 03:05 PM

Kinhtedothi - Trong dòng chảy bất tận của thông tin và những biến động không ngừng của nền kinh tế, mối quan hệ giữa báo chí và DN luôn là một đề tài mang tính sống còn, đòi hỏi sự thấu hiểu, minh bạch và chung tay bền chặt. Ba năm về trước, đứng trước bối cảnh đại dịch Covid-19 cùng hàng loạt thách thức mới, Báo Kinh tế & Đô thị đã tiên phong kiến tạo một diễn đàn, nơi tiếng nói của báo chí và DN có thể hòa quyện, đồng điệu, tạo nên sức mạnh tổng hợp vì sự phát triển bền vững của đất nước.

Sầu riêng Đắk Lắk: lấy dân làm gốc và doanh nghiệp làm đầu tàu

Sầu riêng Đắk Lắk: lấy dân làm gốc và doanh nghiệp làm đầu tàu

21 Jun, 02:42 PM

Kinhtedothi - Tỉnh Đắk Lắk, “thủ phủ sầu riêng” của Việt Nam, bước vào chính vụ thu hoạch từ khoảng tháng 8 đến tháng 9 hàng năm. Đây là thời điểm những trái sầu riêng đạt chất lượng thơm ngon nhất, với các vùng trồng nổi tiếng như Krông Pắc, Cư M'gar, Ea H’leo, Krông Năng… rộ mùa thu hoạch, cung cấp sản lượng lớn cho thị trường trong nước và xuất khẩu.

Hòa Bình: “tiếp sức” cho người dân phát triển kinh tế

Hòa Bình: “tiếp sức” cho người dân phát triển kinh tế

21 Jun, 08:55 AM

Kinhtedothi - Những năm gần đây, nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH), nhiều hộ gia đình tỉnh Hòa Bình đã từng bước vượt qua khó khăn, phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ