Chẳng mấy chốc, những chiếc rễ đó ăn sâu và lan rộng đến nỗi chúng không còn chỗ cho bất kỳ thứ gì khác mọc lên. Lo lắng, tìm kiếm giải pháp và dự đoán tương lai sẽ choán hết tâm trí của bạn, mọi lúc, mọi nơi.
Một số hormone thúc đẩy phản ứng stress của cơ thể, khiến tăng tốc độ thở và nhịp tim, hướng lượng máu nhiều hơn đến não và cơ bắp, kích hoạt hệ thống miễn dịch và kích hoạt những thay đổi khác để chuẩn bị cho cơ thể bạn phản ứng đối với một mối đe dọa nhận thức được.
Đôi khi, phản ứng với căng thẳng là phù hợp và cần thiết, giúp chúng ta vươn lên để đối mặt với những thử thách về thể chất và cảm xúc. Nhưng các hormone gây căng thẳng được kích hoạt quá thường xuyên hoặc trong tình trạng quá tải có thể gây ra các vấn đề sức khỏe đáng lo ngại, từ đau đầu và đau dạ dày đến tăng huyết áp và bệnh tim.
Kỹ thuật thư giãn có thể chống lại điều này. Học và thực hành các kỹ thuật giảm căng thẳng trong 10 - 20 phút mỗi ngày có thể bảo vệ sức khỏe, cải thiện tâm trạng và nâng cao sức khỏe tổng thể.
Khi thấy mình bị mắc kẹt trong một nỗi lo lắng cụ thể, có nhiều kỹ thuật nhanh chóng và dễ dàng có thể giúp phá vỡ chu kỳ căng thẳng. Dưới đây là hai cách giảm căng thẳng hiệu quả.
Lên lịch cho những lo lắng: khi tâm trí bạn đang quay cuồng, bạn cảm thấy choáng ngợp và dường như không thể tập trung, hãy tạm dừng công việc và đặt hẹn giờ trong 15 phút, viết ra mọi thứ mà bạn lo lắng.
Nhưng khi tiếng chuông đồng hồ báo giờ sau 15 phút vang lên, hãy gạt bỏ lo lắng và cho phép bản thân tập trung vào việc khác.
Nếu bạn đang trải qua một thời kỳ khó khăn như việc sắp ly hôn hoặc đang đối mặt với khó khăn về tài chính và sự lo lắng vẫn dai dẳng, hãy thử dành ra một khoảng thời gian cụ thể mỗi ngày để ghi lại những lo lắng của bạn.
Làm như vậy, người lo lắng đã dành mối quan tậm cho sự việc gây lo lắng trong thời gian nhất định, không để nó choán toàn bộ thời gian trong ngày.
Làm hộp cất giữ lo lắng: tìm bất kỳ chiếc hộp nào, trang trí nó theo cách bạn thích và để nó ở một nơi thuận tiện; ghi lại từng điều lo lắng khi nó xuất hiện trên một tờ giấy và thả vào hộp.
Khi lo lắng đã được gửi vào hộp, hãy cố gắng chuyển sự chú ý của bạn sang những vấn đề khác. Hộp này về cơ bản cho phép trút bỏ những lo lắng về mặt tinh thần.
Sau đó, bạn có thể ném các ghi chú này vào sọt rác mà không cần nhìn lại chúng. Các chuyên gia cho biết, khi nghĩ lại về những lo lắng vào cuối tháng, hầu hết các lo lắng đều vô căn cứ.
TS Leo Buscaglia (giáo sư của Đại học Southern California, Mỹ) nhấn mạnh: “Lo lắng không bao giờ cướp đi nỗi buồn của ngày mai, nó chỉ làm mất đi niềm vui của ngày hôm nay”.
Do đó, hãy nhớ căng thẳng và lo lắng không quá đáng sợ, chúng ta có thể giải tỏa được nó.