Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Hải quan phấn đấu 100% doanh nghiệp xuất nhập khẩu phát sinh nợ thuế cập nhật tự động

Kinhtedothi - Dự thảo Chiến lược phát triển Hải quan giai đoạn 2021-2030 đặt ra mục tiêu tổng quát là xây dựng Hải quan Việt Nam chính quy, hiện đại, ngang tầm Hải quan các nước phát triển trên thế giới, dẫn đầu trong thực hiện Chính phủ số, với mô hình Hải quan thông minh.
Đến năm 2030, ngành hải quan đặt mục tiêu nâng cao hiệu quả quản lý nợ thuế, phấn đấu 100% các doanh nghiệp hoạt động xuất nhập khẩu phát sinh nợ thuế được theo dõi, cập nhật tự động trên hệ thống điện tử của cơ quan Hải quan.
 Hải quan phấn đấu 100% doanh nghiệp xuất nhập khẩu phát sinh nợ thuế cập nhật tự động
Bộ Tài chính đang xin ý kiến các bộ, ngành, hiệp hội doanh nghiệp để hoàn thiện dự thảo Chiến lược phát triển Hải quan giai đoạn 2021-2030.
Dự thảo Chiến lược phát triển Hải quan giai đoạn 2021-2030 đặt ra mục tiêu tổng quát là xây dựng Hải quan Việt Nam chính quy, hiện đại, ngang tầm Hải quan các nước phát triển trên thế giới, dẫn đầu trong thực hiện Chính phủ số, với mô hình Hải quan thông minh.
Nâng cao chất lượng phục vụ người dân, doanh nghiệp trong thực hiện thủ tục hải quan, quản lý hải quan và thu thuế hiệu quả, tạo thuận lợi cho hoạt động thương mại, du lịch và vận tải hợp pháp qua biên giới, tạo môi trường xuất nhập khẩu minh bạch, công bằng, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, đảm bảo an ninh, an toàn xã hội và bảo vệ lợi ích, chủ quyền quốc gia.
Bên cạnh đó, Dự thảo đưa ra 24 chỉ tiêu cụ thể. Theo đó, đến năm 2025, hoàn thành tái thiết kế tổng thể hệ thống công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu thực hiện nghiệp vụ hải quan hướng tới hải quan số và đáp ứng các yêu cầu về an toàn thông tin hệ thống; cơ bản hoàn thành Hải quan số; hướng tới môi trường phi giấy tờ trong quản lý nhà nước về hải quan thông qua việc đẩy mạnh sử dụng chữ ký số đảm bảo: 90% hồ sơ công việc tại Tổng cục Hải quan được xử lý trên môi trường mạng (trừ hồ sơ công việc thuộc phạm vi bị mật nhà nước).
Kết nổi, tích hợp, chia sẻ dữ liệu số với Hệ thống chỉ đạo, điều hành của Bộ Tài chính và Hệ thống thông tin bảo cáo Chính phủ; 80% hoạt động kiểm tra của cơ quan hải quan được thực hiện thông qua môi trường số và hệ thống công nghệ thông tin của Tổng cục Hải quan; 100% các thủ tục hành chính cấp phép, kiểm tra chuyên ngành cho hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh được thực hiện thông qua Cơ chế một cửa quốc gia; 100% thủ tục hành chính có nhu cầu sử dụng cao được cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 cho người dân, doanh nghiệp và được thực hiện trên nhiều phương tiện truy cập khác nhau, đồng thời được tích hợp liên Cổng dịch vụ Công quốc gia.
Trong giai đoạn này, quản lý nợ thuế được thực hiện hoàn toàn theo phương thức điện tử với phương pháp quản lý hiện đại. 100% hồ sơ nghiệp vụ điều tra địa bàn trọng điểm được xác lập và đảm bảo có chất lượng. Hoàn thành nội luật hóa toàn bộ các cam kết quốc tế trong lĩnh vực hải quan…
Đến năm 2030: 100% chứng từ thuộc hồ sơ hải quan đối với các loại hình cơ bản được chuyển sang dạng dữ liệu điện tử, tiến tới được số hóa; 100% cảng, cửa khẩu quốc tế trọng điểm được triển khai hệ thống quản lý giám sát hàng hóa tự động, trang bị hệ thống soi chiếu hàng hóa, hành lý, hệ thống giám sát camera và các thiết bị hỗ trợ trong công tác kiểm tra, giám sát hải quan.
100% hàng hóa thuộc đối tượng rủi ro cao vận chuyển bằng container chịu sự giam sát hải quan được giám sát bằng phương tiện kỹ thuật hiện đại, dữ liệu được kết nối về trung tâm xử lý tập trung của cơ quan hải quan; 100% cửa khẩu đường bộ triển khai hệ thống tiếp nhận và xử lý thông tin khai trước về hàng hóa xuất nhập khẩu trước khi phương tiện vận chuyển hàng hóa qua biên giới.
100% các doanh nghiệp ưu tiên, doanh nghiệp tự nguyện tuân thủ pháp luật, doanh nghiệp chế xuất, doanh nghiệp thực hiện hoạt động gia công, sản xuất xuất khẩu, kết nối chia sẻ dữ liệu quản trị sản xuất với cơ quan Hải quan.
Tỷ lệ tờ khai phải kiểm tra hồ sơ không quá 30%, tỷ lệ tờ khai phải kiểm tra thực tế hàng hóa không quá 4,5%. Nâng cao hiệu quả quản lý nợ thuế, phấn đấu 100% các doanh nghiệp hoạt động xuất nhập khẩu phát sinh nợ thuế được theo dõi, cập nhật tự động trên hệ thống điện tử của cơ quan Hải quan.
Chi tiết dự thảo tại đây.
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Nam Định: ngăn chặn phát sinh vi phạm về đất đai khi thực hiện sáp nhập, sắp xếp đơn vị hành chính

Nam Định: ngăn chặn phát sinh vi phạm về đất đai khi thực hiện sáp nhập, sắp xếp đơn vị hành chính

23 May, 06:36 PM

Kinhtedothi - Ngày 23/5, UBND tỉnh Nam Định ban hành Công văn số 502/UBND-VP3 yêu cầu các sở, ban, ngành, các địa phương tăng cường công tác quản lý Nhà nước về đất đai, tránh tình trạng các tổ chức, cá nhân lợi dụng thời điểm tỉnh đang tập trung sắp xếp đơn vị hành chính các cấp để lấn chiếm, tự ý chuyển mục đích sử dụng đất đai, xây dựng công trình trái phép nhằm trục lợi.

Đoàn đại biểu TP Hà Nội thăm Nghĩa trang Quốc tế Việt – Lào và Khu di tích Truông Bồn

Đoàn đại biểu TP Hà Nội thăm Nghĩa trang Quốc tế Việt – Lào và Khu di tích Truông Bồn

23 May, 04:57 PM

Kinhtedothi – Ngày 23/5, nằm trong chuỗi các hoạt động công tác tại tỉnh Nghệ An dịp 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947-27/7/2025), Đoàn đại biểu TP Hà Nội đã đến Nghĩa trang liệt sĩ Quốc tế Việt – Lào và Khu di tích lịch sử Quốc gia Truông Bồn dâng hoa, dâng hương và tri ân các anh hùng liệt sĩ đã hy sinh cho nền độc lập, tự do của dân tộc.

Phản biện xã hội về giảm phát thải nhựa trên địa bàn Hà Nội: tăng tuyên truyền tới chính quyền cơ sở

Phản biện xã hội về giảm phát thải nhựa trên địa bàn Hà Nội: tăng tuyên truyền tới chính quyền cơ sở

23 May, 04:15 PM

Kinhtedothi - Các chuyên gia đề nghị, trong các biện pháp giảm phát thải nhựa trên địa bàn TP Hà Nội, riêng về công tác tuyên truyền cần bổ sung việc tuyên truyền tới tổ dân phố, chính quyền cơ sở và truyền thông rộng rãi, trong đó UBND TP hướng dẫn và cụ thể hóa các nội dung.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ