Hai sáng kiến cải cách thủ tục hành chính

Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - "Thủ tục hành chính” là trình tự, cách thức thực hiện, hồ sơ và yêu cầu, điều kiện do cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền quy định để giải quyết một công việc cụ thể liên quan đến cá nhân, tổ chức.

Từ cách định nghĩa đơn giản dễ hiểu của thủ tục hành chính nêu trên, là một cán bộ đoàn có kinh nghiệm được chứng kiến phương pháp thực hiện thủ tục hành chính tại địa phương, và cũng nhiều lần phải thực hiện trách nhiệm thủ tục hành chính phục vụ lợi ích của cá nhân.

Tôi xin đóng góp ý kiến tham gia Cuộc thi viết “Tìm kiếm sáng kiến về cải cách thủ tục hành chính” Thành phố Hà Nội năm 2013 với hai nội dung:

Nâng cao năng lực đội ngũ làm công tác tại bộ phận“Một cửa”

Xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức bao gồm xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có số lượng, cơ cấu hợp lý, đủ trình độ, năng lực và phẩm chất thi hành công vụ, phục vụ nhân dân và phục vụ sự nghiệp phát triển của đất nước; xây dựng, bổ sung và hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật về chức danh, tiêu chuẩn nghiệp vụ của cán bộ, công chức, viên chức, kể cả cán bộ, công chức lãnh đạo, quản lý; xây dựng cơ cấu cán bộ, công chức, viên chức hợp lý gắn với vị trí việc làm trên cơ sở xác định rõ chức năng, nhiệm vụ của từng cơ quan, đơn vị.

Muốn vậy phải tiếp tục đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức bằng các hình thức phù hợp, có hiệu quả. Quy định rõ và đề cao trách nhiệm của người đứng đầu.

Tiếp tục ban hành các văn bản quy phạm pháp luật quy định về chức danh, tiêu chuẩn của từng vị trí việc làm của cán bộ, công chức, viên chức trong từng cơ quan, tổ chức, từng ngành, từng lĩnh vực, từng địa phương, làm cơ sở cho tinh giản tổ chức và tinh giản biên chế.

Nâng cao năng lực, trình độ đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác cải cách hành chính ở các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, chính quyền địa phương các cấp.

Tăng cường tính công khai, minh bạch, trách nhiệm của công chức trong hoạt động công vụ. Có chính sách đãi ngộ, động viên, khuyến khích cán bộ, công chức, viên chức hoàn thành tốt nhiệm vụ và có cơ chế loại bỏ, bãi miễn những người không hoàn thành nhiệm vụ, vi phạm kỷ luật, mất uy tín với nhân dân; có chế độ, chính sách hợp lý đối với đội ngũ cán bộ, công chức chuyên trách làm công tác cải cách hành chính các cấp.

Thường xuyên kiểm tra, đánh giá việc thực hiện cải cách hành chính để có những giải pháp thích hợp nhằm đẩy mạnh cải cách hành chính.

 Đưa thủ tục hành chính đến từng công dân

Xuất phát từ thực tế, gần đây, thông tư số 12/2013 của Bộ CA quy định từ ngày 15.4.2013 hướng dẫn thực hiện việc sang tên đổi chủ phương tiện. Đây là việc đòi hỏi tiến độ khẩn trương các đơn vị cơ sở chỉ đạo trực tiếp cho công an phụ trách khu vực đến từng nhà rà soát từng xe máy để và việc này. Qua việc này chúng ta cũng thấy được hiệu quả của công việc khi có sự quan tâm bám sát đến từng người dân. Bên cạnh đó, trước yêu cầu về thực hiện Năm kỷ cương hành chính của Hà Nội và cũng là giảm thiểu thủ tục hành chính nhằm làm cho suy nghĩ, ý thức của nhân dân với cán bộ tốt hơn. Đẩy mạnh việc đưa thủ tục hành chính đến từng công dân, để người dân nắm được thủ tục để chuẩn bị những giấy tờ liên quan đến công việc hành chính của mình. Nắm vững những thủ tục hành chình này thì người dân sẽ không còn bị tâm lý “xin – cho” khi đi làm các thủ tục hành chính tại các cơ quan công quyền. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của nhân dân giảm thiểu tối đa thời gian giải quyết công việc. Lại nhìn lại ví dụ ở trên việc sang tên đổi chủ xe ô tô, xe máy trong thời gian vừa qua bên công an đã vào cuộc đã đạt hiệu quả cao, rất nhanh chóng, người dân cũng không mất thời gian.

Trong công tác Đoàn và thanh niên, thủ tục hành chính cần được lồng ghép các chương trình sinh hoạt như sinh hoạt chi đoàn, sinh hoạt các CLB. Chọn lọc thông tin trong thủ tục hành chính ứng với nhu cầu và nguyện vọng của đoàn viên thanh niên. Không cần đưa nhiều thông tin trong một buổi, chỉ cần đưa những điều có liên quan đến đoàn viên thanh niên như vậy sẽ đáp ứng được nguyện vọng, nhu cầu thực tế được tìm hiểu của đoàn viên thanh niên. Để làm được điều này cán bộ đoàn phải nắm vững để tuyên truyền đúng với đoàn viên. Bên cạnh đó từng cá nhân phải có ý thức trang bị cho mình sự hiểu biết về thủ tục hành chính, không ỷ lại vào việc công chức viên hướng dẫn thủ tục.

Nên chia thủ tục hành chính thành các nhóm đối tượng chia nhỏ và phân bổ cho các ban ngành đoàn thể chính trị tại cơ sở; VD: thủ tục đăng ký kết hôn, thủ tục cấp đổi CMTND, chứng thực... đây là những nhóm thủ tục để tuyên truyền đến đoàn viên thanh niên. Đối với các ban ngành đoàn thể khác như Cựu chiến binh, Hội phụ nữ, hội người cao tuổi thì có thủ tục thừa kế, di chúc, sở hữu nhà đất, cấp phép xây dựng…