Kinhtedothi-Hai thác nước tự nhiên ở xã Kon Plông (tỉnh Quảng Ngãi) chưa từng được khai thác du lịch, mang vẻ đẹp hoang sơ, hứa hẹn trở thành điểm đến hấp dẫn trong tương lai.
Ngày 14/7, Phó Chủ tịch UBND xã Kon Plông (tỉnh Quảng Ngãi) Đặng Đình Toán cho biết, sau khi tiếp nhận thông tin từ người dân địa phương, xã đã tổ chức đoàn khảo sát thực địa tại hai vị trí có dòng thác đổ từ núi cao.
Kết quả ghi nhận, cả hai thác nước đều còn nguyên nét hoang sơ, chưa bị tác động bởi con người.
Thác Sơ Roách (nằm tại thôn Kon Plông, xã Kon Plông). Ảnh: UBND Kon Plông)
Theo đó, thác đầu tiên có tên Sơ Roách, tọa lạc tại thôn Kon Plông, đường vào tương đối thuận lợi. Thác thứ hai – Hơ Kook – nằm trong khu vực quản lý của Ban Quản lý rừng phòng hộ Thạch Nham, hiện đường tiếp cận còn khó khăn.
Thác Hơ Kook nằm trong khu vực quản lý của Ban Quản lý rừng phòng hộ Thạch Nham. Ảnh: UBND Kon Plông
Được biết, đây cũng là lần đầu tiên chính quyền xã tổ chức đoàn vào khảo sát hai thác trên theo hướng phát triển du lịch.
Lãnh đạo xã Kon Plông cho rằng, cả hai thác đều sở hữu tiềm năng phát triển du lịch sinh thái và khám phá. Trên cơ sở đó, xã đang xây dựng kế hoạch cụ thể nhằm bảo tồn cảnh quan tự nhiên, đồng thời khai thác du lịch bền vững tại các khu vực này trong thời gian tới.
Kinhtedothi-Kỳ họp thường lệ giữa năm 2025 của HĐND tỉnh Quảng Ngãi khóa XIII diễn ra trong bối cảnh đặc biệt - năm cuối thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh và là kỳ họp thứ hai sau khi sáp nhập với Kon Tum.
Kinhtedothi- Nền tảng cho sự tăng trưởng kinh tế ấn tượng của Quảng Ngãi trong nửa đầu năm 2025 – với GRDP dẫn đầu cả nước – chính là sự bứt phá của hai ngành công nghiệp trụ cột: thép và lọc hóa dầu. “Đôi cánh” này không chỉ đưa kinh tế Quảng Ngãi cất cánh mà còn khẳng định vị thế trên bản đồ công nghiệp quốc gia.
Kinhtedothi - Các bốt gác tạo điều kiện thuận lợi cho lực lượng cảnh sát giao thông trong việc cắm chốt, phân luồng hướng dẫn giao thông và quan sát, xử lý các trường hợp vi phạm Luật Giao thông đường bộ.
Kinhtedothi - Sau gần 1,5 tháng rực rỡ sắc màu bên dòng sông Hàn, Lễ hội Pháo hoa quốc tế Đà Nẵng - DIFF 2025 đã khép lại vào tối 12/7 bằng đêm chung kết bùng nổ cảm xúc, đánh dấu một mùa lễ hội thành công trọn vẹn - từ nghệ thuật trình diễn đỉnh cao đến công tác bảo đảm an toàn, an ninh tuyệt đối.
Kinhtedothi - Sau khi hợp nhất 3 tỉnh Hà Nam, Nam Định và Ninh Bình – vùng đất văn hóa Đồng bằng Bắc Bộ giàu truyền thống, không gian du lịch mới được mở rộng cả về địa lý lẫn bản sắc, tạo điều kiện để hình thành một trung tâm du lịch tổng hợp, có chiều sâu văn hóa.
Kinhtedothi - Sau khi hợp nhất 3 tỉnh Phú Thọ, Vĩnh Phúc và Hòa Bình thành tỉnh Phú Thọ mới, bộ máy hành chính được tinh gọn, điều hành thống nhất đã tạo điều kiện thuận lợi để các lĩnh vực, trong đó có du lịch bước vào giai đoạn phát triển mới, với định hướng trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.
Kinhtedothi - Lễ hội pháo hoa quốc tế Đà Nẵng 2025 (DIFF 2025) đang tạo nên sức lan tỏa mạnh mẽ, đưa thành phố biển vươn lên trở thành điểm đến sôi động bậc nhất mùa hè. Đặc biệt, đêm chung kết ngày 12/7 đang ghi nhận những kỷ lục mới về lượng khách lưu trú và sản lượng chuyến bay, thể hiện rõ sức hút của một Đà Nẵng năng động, đổi mới, sáng tạo và giàu bản sắc.
Kinhtedothi - Giữa dòng chảy hiện đại hóa, lễ hội truyền thống tại Ninh Bình đang đứng trước nhiều cơ hội phát triển nhưng cũng không ít thách thức. Sự gia tăng về số lượng cần đi kèm với chất lượng tổ chức và ý thức bảo tồn, nếu không, giá trị văn hóa có nguy cơ bị thương mại hóa và mai một theo thời gian.