Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Thép và lọc hóa dầu – “đôi cánh” nâng tầm kinh tế Quảng Ngãi

Kinhtedothi- Nền tảng cho sự tăng trưởng kinh tế ấn tượng của Quảng Ngãi trong nửa đầu năm 2025 – với GRDP dẫn đầu cả nước – chính là sự bứt phá của hai ngành công nghiệp trụ cột: thép và lọc hóa dầu. “Đôi cánh” này không chỉ đưa kinh tế Quảng Ngãi cất cánh mà còn khẳng định vị thế trên bản đồ công nghiệp quốc gia.

Giữa bức tranh kinh tế đất nước nửa đầu năm 2025, Quảng Ngãi nổi bật như một điểm sáng với mức tăng trưởng GRDP đạt 11,51% – cao nhất cả nước và cũng là mức tăng ấn tượng nhất trong 5 năm qua.

Dẫn dắt đà tăng trưởng ấy là ngành công nghiệp, với mức tăng 19,32%. Các doanh nghiệp trên địa bàn không ngừng đầu tư, nghiên cứu, sản xuất sản phẩm mới, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh, định hình vị thế của Quảng Ngãi trên bản đồ phát triển công nghiệp cả nước.

Nổi bật trong số đó là hai ngành công nghiệp trụ cột –  thép và lọc hóa dầu – được ví như “đôi cánh” đang nâng tầm kinh tế Quảng Ngãi.

Công ty Cổ phần Thép Hòa Phát Dung Quất tiếp tục đẩy mạnh đầu tư tại Khu kinh tế Dung Quất.

Ở lĩnh vực thép, Công ty Cổ phần Thép Hòa Phát Dung Quất tiếp tục đẩy mạnh đầu tư tại Khu kinh tế Dung Quất. Bên cạnh Khu liên hợp sản xuất gang thép Hòa Phát Dung Quất 1 với công suất 6 triệu tấn/năm đã vận hành từ năm 2021, phân kỳ 1 của Dự án Dung Quất 2 với công suất 2,8 triệu tấn thép cuộn cán nóng chất lượng cao/năm đã chính thức đi vào vận hành. Dự kiến, phân kỳ 2 với công suất tương đương sẽ tiếp tục vận hành trong quý III năm nay.

Giám đốc Đối ngoại Công ty Cổ phần Thép Hòa Phát Dung Quất Vũ Xuân Hà cho biết, tổng sản lượng thép thô từ hai dự án đạt 12 triệu tấn/năm, phần lớn là thép chất lượng cao. Tập đoàn đang đề xuất triển khai các dự án chế biến sâu ngay tại Quảng Ngãi, trong đó có sản phẩm thép đường ray cao tốc Bắc – Nam, thép đóng tàu và thép phục vụ quốc phòng.

Sản phẩm thép Hòa Phát.

Trong 2 tháng gần đây, Công ty Cổ phần Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR) ra mắt hai sản phẩm mới: nhiên liệu hàng không bền vững và lưu huỳnh hạt. Đặc biệt, việc cung ứng thành công nhiên liệu hàng không bền vững không chỉ đánh dấu bước tiến quan trọng trong hành trình nghiên cứu, phát triển sản phẩm năng lượng xanh mà còn góp phần hình thành chuỗi cung ứng khép kín đầu tiên tại Việt Nam – từ nhập khẩu nguyên liệu, phối trộn, kiểm soát chất lượng đến cung cấp cho các chuyến bay nội địa và quốc tế.

Với sản phẩm lưu huỳnh hạt, BSR đã chuyển đổi thành công từ lưu huỳnh dạng lỏng sang dạng rắn – dễ bảo quản, vận chuyển và ứng dụng hơn. “Lưu huỳnh dạng rắn có giá trị cao hơn rất nhiều, khách hàng cũng quan tâm hơn vì tiện lợi trong sử dụng”-  Phó Giám đốc Nhà máy Lọc dầu Dung Quất Đặng Đình Ngọc Điệp cho biết.

Lãnh đạo BSR kiểm tra chất lượng hạt lưu huỳnh sau khi tạo thành – đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật trước khi xuất xưởng.

Theo Cục Thống kê tỉnh Quảng Ngãi, kinh tế địa phương đã có nhiều khởi sắc, sản lượng sản xuất tăng nhờ thị trường tiêu thụ được cải thiện, giúp hiệu quả kinh doanh quý II cao hơn quý I. Trong đó, sản lượng thép đạt 3,38 triệu tấn (tăng gần 24%); sản lượng sản phẩm lọc hóa dầu đạt 3,84 triệu tấn (tăng hơn 34%),

“Ngành công nghiệp tiếp tục khẳng định vai trò chủ lực, dựa trên hai trụ cột là dầu và thép. Năm ngoái, nhà máy lọc dầu phải bảo dưỡng định kỳ nên sản lượng thấp, năm nay tăng mạnh. Trong khi đó, Hòa Phát vận hành thêm dự án mới nên sản lượng thép cũng tăng đáng kể. Ngoài ra, nhiều sản phẩm công nghiệp khác cũng tăng trưởng ổn định”-Trưởng phòng Thống kê tỉnh Võ Thành Nhân cho biết.

Với nền tảng công nghiệp vững chắc, sự vào cuộc quyết liệt của chính quyền và tinh thần chủ động của cộng đồng doanh nghiệp, Quảng Ngãi đang từng bước khẳng định vị thế là điểm sáng tăng trưởng của khu vực miền Trung và cả nước.

Quảng Ngãi đang từng bước khẳng định vị thế là điểm sáng tăng trưởng của khu vực miền Trung và cả nước.

Phát triển công nghiệp là một trong ba nhiệm vụ đột phá của Quảng Ngãi trong nhiệm kỳ 2020 – 2025. Tỉnh đã và đang tập trung nhiều giải pháp thúc đẩy công nghiệp, ưu tiên thu hút các dự án chế biến, chế tạo công nghệ cao, thân thiện môi trường; hỗ trợ doanh nghiệp đổi mới công nghệ theo hướng hiện đại, hình thành các cụm liên kết ngành, phát triển chuỗi giá trị công nghiệp hỗ trợ.

Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi Nguyễn Hoàng Giang nhấn mạnh, tỉnh sẽ tiếp tục đồng hành cùng doanh nghiệp, kịp thời tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện thuận lợi trong tiếp cận đất đai, giải phóng mặt bằng, triển khai chính sách ưu đãi về thuế theo quy định.

Đồng thời, đẩy mạnh cải cách hành chính, chuyển đổi số, thu hút đầu tư vào các lĩnh vực công nghệ cao, bán dẫn, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, tận dụng lợi thế từ Khu kinh tế Dung Quất, Khu kinh tế cửa khẩu Bờ Y và hệ thống cảng biển để phát triển logistics, tăng cường liên kết vùng và mở rộng hợp tác quốc tế.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Phấn đấu năm 2030 GRDP bình quân đầu người tỉnh An Giang đạt 7.500 USD trở lên

Phấn đấu năm 2030 GRDP bình quân đầu người tỉnh An Giang đạt 7.500 USD trở lên

13 Jul, 12:31 PM

Kinhtedothi – Tỉnh ủy An Giang vừa có Báo cáo chính trị của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XI nhiệm kỳ 2020 - 2025, trình tại Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ I, nhiệm kỳ 2025 - 2030 trong đó đề cập tới  mục tiêu đến năm 2030, An Giang là tỉnh phát triển khá của cả nước và là trung tâm kinh tế biển mạnh của quốc gia.

Ngăn chặn nguy cơ bùng phát bệnh dịch tả lợn châu Phi

Ngăn chặn nguy cơ bùng phát bệnh dịch tả lợn châu Phi

13 Jul, 11:54 AM

Kinhtedothi - Từ đầu năm 2025 đến nay, bệnh dịch tả lợn châu Phi xuất hiện tại nhiều tỉnh, TP, đặc biệt là ở nhiều địa phương khu vực miền Bắc. Dù hầu hết các ổ dịch đều ở quy mô nông hộ nhỏ lẻ và cơ bản được kiểm soát tốt, tuy nhiên nguy cơ bùng phát diện rộng là không thể chủ quan.

Kết nối thị trường tiêu thụ nông sản

Kết nối thị trường tiêu thụ nông sản

13 Jul, 11:49 AM

Kinhtedothi - Hiện trên địa bàn Hà Nội có rất nhiều loại nông sản, đặc sản được xây dựng thương hiệu, sản xuất theo hướng an toàn và có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng. Tuy nhiên, các hợp tác xã, người dân vẫn loay hoay tìm đầu ra cho sản phẩm này, nhất là thời điểm vào vụ thu hoạch.

Cấp thiết hoàn thiện pháp lý xuất xứ hàng hoá Việt Nam

Cấp thiết hoàn thiện pháp lý xuất xứ hàng hoá Việt Nam

13 Jul, 11:28 AM

Kinhtedothi - Với hàng loạt điểm mới, dự thảo Nghị định về hàng hoá có xuất xứ Việt Nam được kỳ vọng sẽ tăng cường tính minh bạch và nhất quán trong việc xác định xuất xứ hàng hóa, giúp Việt Nam tránh nguy cơ bị áp thuế phòng vệ, điều tra gian lận từ các nước nhập khẩu.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ