Kinhtedothi - Sau gần 2 năm thi công, đốt hầm kín của hầm chui đã cơ bản hoàn thành. Đơn vị thi công đã vượt qua những giai đoạn khó khăn nhất của công trình. Hầm chui đang bước vào giai đoạn xây dựng cuối cùng, dự kiến sẽ "về đích" vào giữa tháng 10.
Dự án xây dựng hầm chui Lê Văn Lương được khởi công từ tháng 10/2020, với tổng mức đầu tư gần 700 tỷ đồng, dự kiến hoàn thành trong 18 tháng. Hầm chui được xây dựng trực thông hướng đường Lê Văn Lương, đi ngầm qua nút giao Khuất Duy Tiến - Tố Hữu, có tổng chiều dài hầm và gờ chắn hai đầu là 475m.
Sau khi hầm chui Lê Văn Lương được xây dựng, nút giao sẽ có tổng cộng 10 làn xe theo hướng Lê Văn Lương - Tố Hữu và ngược lại, thay vì 8 làn xe như hiện nay, góp phần giải quyết xung đột giao thông tại nút giao Lê Văn Lương - Khuất Duy Tiến - Tố Hữu, từng bước hoàn chỉnh hệ thống hạ tầng giao thông Thủ đô.
Dự án xây dựng hầm chui Lê Văn Lương được khởi công từ tháng 10/2020, với tổng mức đầu tư gần 700 tỷ đồng.
Trao đổi với PV Giaothonghanoi, ông Hồ Đức Phúc - Giám đốc điều hành liên danh nhà thầu dự án hầm chui Lê Văn Lương cho biết: "Dự án hầm chui Lê Văn Lương được chia thành 3 giai đoạn. Giai đoạn 1 hiện đã hoàn thành, còn giai đoạn 2 cũng đã thi công xong 3/5 đốt hầm kín. Việc hoàn thành thi công xong 3 đốt hầm kín được coi là bản lề phục vụ cho việc thi công giai đoạn 3".
Hầm chui được xây dựng trực thông hướng đường Lê Văn Lương, đi ngầm qua nút giao Khuất Duy Tiến - Tố Hữu, có tổng chiều dài hầm và gờ chắn hai đầu là 475m.
“Mặc dù thời gian qua, Hà Nội liên tục xảy ra mưa lớn làm nhiều tuyến đường bị ngập. Chúng tôi đã hoàn thiện 100% trạm bơm để thoát nước chính cho hầm, sau đó sẽ lắp đặt các thiết bị. Dự kiến đến 20/7 chúng tôi sẽ hoàn thiện toàn bộ hệ thống bơm chính của hầm. Bên cạnh đó, trong quá trình thi công chúng tôi cũng đã chuẩn bị sẵn 15 máy bơm loại 11kg phục vụ thi công trong mùa mưa bão. Như đợt mưa vừa rồi chỉ mất hơn 1 tiếng đồng hồ, công nhân đã có thể tiếp tục triển khai thi công” - ông Phúc chia sẻ thêm.
Theo ông Hồ Đức Phúc, đến 30/8 toàn bộ các đốt hầm kín sẽ được thi công xong. Sau đó, đơn vị sẽ chuyển sang thi công các hạng mục như: Đèn chiếu sáng, sơn kẻ đường, biển báo giao thông để kịp thông xe vào ngày 10/10, phục vụ nhu cầu đi lại của người dân.
Một số đoạn hầm đã được dỡ rào tôn tạo điều kiện thuận lợi cho người dân đi chuyển qua khu vực công trường.
Khu vực hầm hở của công trình đã cơ bản được hoàn thiện.
Đơn vị thi công đang tiến hành thi công đốt hầm cuối cùng.
Đến 30/8 toàn bộ các đốt hầm kín sẽ được thi công xong.
Trên công trường duy trì 150 công nhân làm việc 3 ca.
Hầm chui đang bước vào giai đoạn xây dựng cuối cùng, dự kiến sẽ "về đích" vào giữa tháng 10.
Kinhtedothi - Theo thông tin từ Phòng CSGT Công an tỉnh Bình Dương, trong hai ngày 21 và 22/5/2025, lực lượng chức năng đã phát hiện và xử lý 15 trường hợp xe ba gác, xe tự chế vi phạm các lỗi như không có giấy phép lái xe, không có chứng nhận đăng ký xe, chở hàng cồng kềnh, quá khổ, gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông.
Kinhtedothi - Trao đổi với Kinh tế & Đô thị, Thạc sĩ Quản lý kinh tế Hoàng Thị Thu Phương cho rằng, sở dĩ nhiều ý kiến cho rằng mức phạt vi phạm giao thông quá cao không mang đến hiệu quả tích cực là do chưa hiểu rõ về các khoản chi từ nguồn thu này. Để người dân hiểu và ủng hộ, cần làm rõ việc chi từ nguồn thu nộp phạt giao thông là để tăng cường hiệu quả cho chính công tác bảo đảm trật tự, ATGT.
Kinhtedothi - Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh Nguyễn Văn Được vừa có đề xuất kết nối và kéo dài các tuyến metro hiện có đến các địa phương lân cận như Đồng Nai, Tây Ninh, Bà Rịa - Vũng Tàu.
Kinhtedothi - Bộ Xây dựng có văn bản về việc phối hợp chỉ đạo, xử lý dứt điểm công tác giải phóng mặt bằng (GPMB) dự án Đầu tư xây dựng đường Hồ Chí Minh - đoạn tránh phía Đông TP Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk.
Kinhtedothi - Tuyến đường ven biển từ xã Vạn Lương, huyện Vạn Ninh đi thị xã Ninh Hoà, tỉnh Khánh Hoà với tổng vốn đầu tư hơn 2.000 tỷ đồng đang đứng trước nguy cơ chậm tiến độ vì khó khăn về mặt bằng và vật liệu san lấp.