Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Hàng dài người tưởng niệm ông Lý Khắc Cường tại quê nhà

Liên Hà
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Người dân Trung Quốc đang bày tỏ niềm thương tiếc lớn tới cựu Thủ tướng Lý Khắc Cường, người vừa qua đời trong tuần này.

Nhiều người đã đặt hoa tưởng niệm cho ông trong cuối tuần này tại Hợp Phì, thành phố nơi cựu thủ tướng lớn lên.

Người dân tụ tập đặt hoa ở Hợp Phì, nơi cựu Thủ tướng Lý Khắc Cường lớn lên, ngày 28/10. Ảnh: Nikkei. 
Người dân tụ tập đặt hoa ở Hợp Phì, nơi cựu Thủ tướng Lý Khắc Cường lớn lên, ngày 28/10. Ảnh: Nikkei. 

Người dân đã tới tưởng niệm cựu thủ tướng tại một khu phố trung tâm thành phố, nơi ông Lý được cho là đã sống trong những năm học cấp hai. Khu nhà cơ quan chính phủ mà cha ông làm việc nằm ở đó.

Đám đông bắt đầu tụ tập vào hôm 27/10 sau khi tin tức ông Lý Khắc Cường qua đời vì đau tim đột ngột. Một dòng người kéo dài khoảng 300 mét vào chiều 28/10. Một người dân địa phương cho biết: “Đã có hàng dài người tới đây từ ngày 27/10 và có lẽ hơn 10.000 người đã mang hoa đến”.

Ông Lý Khắc Cường, người giữ chức Thủ tướng Trung Quốc trong một thập kỷ, từ năm 2013 cho đến khi nghỉ hưu vào năm nay, qua đời ở tuổi 68 do lên cơn đau tim.

Sinh năm 1955 tại huyện Định Nguyên, tỉnh An Huy, miền Trung Trung Quốc, ông Lý giành được một suất học tại Trường Luật Đại học Bắc Kinh năm 1977. Sau khi nhận bằng luật, ông Lý còn hoàn thành bằng Tiến sĩ Kinh tế tại Đại học Bắc Kinh

Thời điểm ông Lý Khắc Cường nhậm chức vào năm 2013, các nhà cải cách hy vọng ông sẽ đi theo khuôn mẫu của Chu Dung Cơ, Thủ tướng dưới thời cố Chủ tịch Giang Trạch Dân, người đã tiến hành một số thay đổi kinh tế táo bạo nhất của đất nước từ năm 1998 đến năm 2003, bao gồm cả chương trình tư nhân hóa quy mô lớn.

Tại cuộc họp nội các đầu tiên trên cương vị Thủ tướng, ông Lý tuyên bố rằng tất cả các bộ phải “thúc đẩy cải cách một cách vững chắc”.

James Zimmerman, một nhà bình luận chính trị về Trung Quốc, viết trên X, trước đây là Twitter: “Là một luật sư được đào tạo bài bản, ông Lý (Khắc Cường) được coi là người có tiếng nói ôn hòa và ủng hộ cải cách kinh tế”.

Trong nhiệm kỳ của ông Lý Khắc Cường, đội ngũ kinh tế của Bắc Kinh đã theo đuổi các nỗ lực nhằm giảm bớt gánh nặng nợ hình thành từ các chương trình kích thích khổng lồ của Trung Quốc sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008. Các chính sách này được các nhà phân tích của Barclays gọi là “Likonomics”.

Năm 2013, không lâu sau khi ông Lý nhậm chức, các nhà phân tích của Barclays từng khẳng định: “Likonomics nói về việc giảm tốc, giảm đòn bẩy và cải thiện chất lượng tăng trưởng”.