Kinhtedothi - Động thái đầu tư 10 tỷ USD trong 5 năm tới để phát triển hệ sinh thái thiết bị AI đánh dấu tham vọng mở rộng của Honor từ một nhà sản xuất smartphone thành tập đoàn công nghệ đa nền tảng hàng đầu Trung Quốc.
Tại Triển lãm Di động Toàn cầu (MWC) ở Barcelona, CEO James Li của Honor đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tích hợp trí tuệ nhân tạo (AI) vào mọi thiết bị, bắt đầu từ smartphone và mở rộng ra các sản phẩm khác. Ông kêu gọi các đối tác cùng phát triển một nền tảng chung cho các thiết bị AI, tạo điều kiện cho sự hợp tác xuyên suốt giữa các hệ điều hành và xây dựng hệ sinh thái thiết bị AI cùng chung giá trị.
Honor đặt mục tiêu chuyển đổi từ nhà sản xuất điện thoại thông minh thành một công ty hệ sinh thái AI. Ảnh: HONOR
Việc đầu tư mạnh mẽ vào AI của Honor diễn ra trong bối cảnh thị trường AI Trung Quốc đang bùng nổ, đặc biệt sau thành công của startup DeepSeek với mô hình ngôn ngữ lớn chi phí thấp. Sự quan tâm đến AI đã thúc đẩy nhiều công ty công nghệ Trung Quốc khác tìm kiếm nguồn vốn và hợp tác mới để tận dụng cơ hội trong lĩnh vực này.
Để củng cố chiến lược AI, Honor đã hợp tác với các công ty công nghệ hàng đầu tại Trung Quốc, như Alibaba, Tencent và ByteDance ... để cung cấp các tính năng AI trên smartphone. Trên thị trường quốc tế, công ty hợp tác với Google để tích hợp mô hình AI Gemini vào các thiết bị của mình.
Tuy nhiên, bất chấp tham vọng mở rộng, Honor vẫn đối mặt với nhiều thách thức trên thị trường. Doanh số smartphone của công ty tại Trung Quốc giảm 14,9% trong quý IV/2024 so với cùng kỳ năm trước, khiến công ty tụt xuống vị trí thứ năm với 13,7% thị phần, sau Apple, Vivo, Huawei và Xiaomi.
Sự hỗ trợ từ chính quyền địa phương cũng đóng vai trò quan trọng trong chiến lược của Honor. Chính quyền thành phố Thâm Quyến (Trung Quốc) được cho là đang cung cấp nhiều ưu đãi về tài chính, nghiên cứu và thuế nhằm thúc đẩy sự phát triển của ngành công nghệ AI.
Với khoản đầu tư lớn và chiến lược mở rộng mạnh mẽ, Honor đang đặt cược lớn vào AI để cạnh tranh với các đối thủ toàn cầu.
Kinhtedothi - Qatar vừa ký thỏa thuận hợp tác kéo dài 5 năm với Scale AI nhằm triển khai các công cụ và chương trình đào tạo trí tuệ nhân tạo (AI) vào hệ thống dịch vụ công, theo một lãnh đạo cấp cao của công ty này cho biết.
Kinhtedothi - Cuộc đua trí tuệ nhân tạo (AI) toàn cầu đang nóng hơn bao giờ hết khi Alibaba, gã khổng lồ thương mại điện tử Trung Quốc, chính thức tham gia bằng việc mở mã nguồn mô hình AI tạo video và hình ảnh Wan 2.1.
Kinhtedothi - Theo Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov, nhà máy điện hạt nhân Zaporozhye đang được điều hành bởi tập đoàn quốc gia Nga Rosatom và không thể được chuyển giao cho Washington.
Kinhtedothi - Vòng đàm phán hạt nhân thứ tư giữa Mỹ và Iran có thể diễn ra tại châu Âu trong hai tuần tới, bất chấp việc hai nước còn nhiều bất đồng về hoạt động làm giàu uranium và chương trình tên lửa của Tehran.
Kinhtedothi - Trung Quốc đang đẩy nhanh kế hoạch xây dựng hệ thống quản lý giao thông vệ tinh, hướng tới mục tiêu tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển lâu dài của ngành không gian thương mại.
Kinhtedothi - Chính sách thương mại mới của ông Donald Trump đang làm thay đổi đáng kể cục diện chính trị cánh hữu ở châu Âu, buộc nhiều đảng phái và lãnh đạo phải điều chỉnh cách tiếp cận trước những áp lực kinh tế ngày càng gia tăng.
Kinhtedothi - Nhật Bản đang chìm trong một cuộc khủng hoảng chưa từng có, khi giá gạo tăng chóng mặt do nguồn cung khan hiếm, khiến nước này phải đối mặt với một tương lai bất định về an ninh lương thực.