Hanoi Sales Promotion: Cơ hội mua sản phẩm giảm giá đến 100%
Sự kiện với quy mô hơn 1.000 m2 đã thu hút 100 doanh nghiệp trưng bày, quảng bá các sản phẩm công nghiệp chủ lực; OCOP, làng nghề; kinh doanh ẩm thực, dịch vụ ăn uống; sản xuất, phân phối sản phẩm viễn thông - công nghệ thông tin, giáo dục - đào tạo; hàng tiêu dùng thiết yếu; sản phẩm đặc sản vùng miền…
Phát biểu tại lễ khai mạc, Quyền Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội Trần Thị Phương Lan cho biết, đây là hoạt động khởi đầu cho chuỗi hoạt động khuyến mại kích cầu thu hút người tiêu dùng tham quan và mua sắm.
Trong thời gian diễn ra sự kiện, các doanh nghiệp tham gia như: Hanosimex, May 10, Dệt 10-10, Dvmotor, Công ty CP22, Winmart, VTVcab, Central Retail, Vinaphone, Động lực, May Đức Giang, Ladoza, sữa Ba Vì, Mộc Châu, lụa Vạn phúc, Kangaroo, Sport1… sẽ triển khai nhiều chương trình giảm giá, ưu đãi từ 30 - 100%.

Bên cạnh đó, trong khuôn khổ Chương trình Khuyến mại tập trung TP Hà Nội 2022, Sở Công Thương tiếp tục tổ chức nhiều sự kiện, hội chợ triển lãm nhằm kích cầu tiêu dùng nội địa, đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa, cùng doanh nghiệp nỗ lực tái phục hồi sản xuất kinh doanh. Cụ thể, sự kiện không dùng tiền mặt 2022 (tổ chức trong tháng 7), Hà Nội đêm không ngủ 2022 (tháng 11), các sự kiện của Tháng khuyến mại Hà Nội (tổ chức vào tháng 11, 12) và nhiều hoạt động kích cầu khác…
“Đây là những hoạt động quan trọng của ngành Công Thương Hà Nội nói riêng và TP Hà Nội nói chung trong việc kích cầu nội địa, phục hồi sản xuất kinh doanh, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội sau đại dịch Covid-19”, bà Trần Thị Phương Lan khẳng định.
Tính đến cuối tháng 6/2022, Sở Công Thương Hà Nội đã tiếp nhận khoảng 5.000 đăng ký khuyến mại của các doanh nghiệp tham gia, tổng giá trị khuyến mại ước tính hơn 8.000 tỷ đồng, tập trung chủ yếu vào ngành hàng thực phẩm, tiêu dùng, may mặc, điện tử, ngân hàng, bất động sản…
Sự kiện diễn ra từ nay đến hết ngày 12/7.

“Đi hai chân”, hàng Việt in dấu thị trường trong nước và quốc tế
Kinhtedothi - Mẫu mã đa dạng, giá cả cạnh tranh, sản phẩm “Made in Vietnam” ngày càng tạo uy tín và được người tiêu dùng trong nước đánh giá cao. Đặc biệt, DN đẩy mạnh kết nối với doanh nhân Việt Kiều đưa hàng Việt thâm nhập hệ thống bán lẻ quốc tế.

Quận Hai Bà Trưng: Nhiều hình thức vận động “người Việt chủ động chọn hàng Việt”.
Kinhtedothi-Ban chỉ đạo CVĐ "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, Ủy ban MTTQ Việt Nam quận Hai Bà Trưng đã xây dựng kế hoạch tổ chức các chương trình “Tiêu dùng thông minh, người Việt chủ động chọn hàng Việt” tại những siêu thị có uy tín trên địa bàn, tổ chức “Ngày hội kết nối cung - cầu"...

Con đường ngắn nhất để hàng Việt tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu
Kinhtedothi - Phát triển công nghiệp hỗ trợ (CNHT) là con đường nhanh nhất để DN Việt Nam tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu. Tuy nhiên, để làm được điều này đòi hỏi Nhà nước cần đẩy mạnh hỗ trợ DN tiếp cận vốn vay, xây dựng mối kết nối qua đó hình thành chuỗi cung ứng.