Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Happy Vegi và hành trình tìm khách hàng

Kinhtedothi - Với tầm nhìn trở thành chuyên gia trồng rau hữu cơ uy tín nhất tại Việt Nam, trồng và hướng dẫn mọi người trồng trọt hữu cơ, CEO Hương Đất Nguyễn Thị Quỳnh Viên đã xây dựng thành công thương hiệu rau hữu cơ Happy Vegi.

Kiên trì trồng rau hữu cơ “6 không”

Hành trình của thương hiệu rau hữu cơ Happy Vegi bén duyên từ câu chuyện làm luận án tiến sĩ của doanh nhân Nguyễn Thị Quỳnh Viên. Thời điểm đó, chị Viên chọn đề tài khả năng phòng ngừa sâu bệnh của các vi sinh vật có ích trên các loại rau ăn lá nhiệt đới. Trong quá trình làm những nghiên cứu này, vườn rau hữu cơ đầu tiên với diện tích 5.000m2 tại Tân Sơn, quận Tân Bình, TP Hồ Chí Minh đã ra đời.

Năm 2012, Công ty TNHH Sản xuất Thương mại Dịch vụ Hương Đất (Hương Đất) được thành lập với phương châm đem hương từ đất lan tỏa đến tất cả mọi người, thương hiệu rau hữu cơ Happy Vegi cũng chính thức có “hình hài” từ đây.

“Những ngày đầu khởi nghiệp tôi lặn lội, cầm từng bó rau thuyết phục người tiêu dùng, nhưng đi đến đâu cũng chỉ nhận được cái lắc đầu vì giá rau quá cao. Sau nhiều thách thức, tôi mới nhận ra đối tượng khách hàng phù hợp với sản phẩm mình, đó là những bà mẹ đang nuôi con nhỏ, luôn đặt sức khỏe của con lên trên hết. Nhờ vậy, rau hữu cơ Happy Vegi dần dần “ghi điểm” với người tiêu dùng và được các đối tác lớn tìm đến phân phối như BigC, Co.op Mart hay Lotte mart” - chị Viên kể lại.

Từng luống rau mang thương hiệu rau hữu cơ Happy Vegi được quản lý chặt chẽ, có thể truy xuất được quy trình chăm sóc từ giai đoạn vườn ươm đến thu hoạch. Ảnh: Tiểu Thúy

Trong 3 năm đầu, Hương Đất chỉ tập trung vào hoàn thiện quy trình trồng rau hữu cơ mang thương hiệu Happy Vegi “6 không” gồm: không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và thuốc diệt cỏ; không trồng trên đất và nước ô nhiễm hóa chất nông nghiệp; không sử dụng thuốc kích thích tăng trưởng; không sử dụng phân bón hóa học; không sử dụng giống biến đổi gen; không sử dụng chất bảo quản.

Đặc biệt, trong quá trình canh tác rau hữu cơ, tuyệt đối tuân thủ chỉ dùng phân hữu cơ vi sinh, phân được ủ bằng men vi sinh với các nguyên liệu tự nhiên, phế phụ phẩm nông nghiệp như rơm, cây sau khi đã thu hoạch trái, mùn cưa, vỏ quả cà phê, bã mía, phân gia súc…

Sau nhiều nỗ lực, năm 2015, các sản phẩm từ rau ăn lá mang thương hiệu Happy Vegi đã thành công tiếp cận với khách hàng tại các cửa hàng thực phẩm sạch, thực phẩm hữu cơ, các hệ thống siêu thị lớn trên địa bàn TP Hồ Chí Minh.

Số hóa nông nghiệp hữu cơ để phát triển vững

Với tâm niệm mong muốn đưa đến cho người tiêu dùng những sản phẩm sạch nhất, nhanh nhất, nhưng trong quá trình hoạt động, Hương Đất gặp khó khăn lớn vì mỗi ngày rau sẽ được vận chuyển từ vườn về tới 50 - 70 cửa hàng của các siêu thị trên địa bàn TP Hồ Chí Minh và rau phải được bảo đảm để người tiêu dùng mua về có thể giữ được trong tủ lạnh trong vòng 7 ngày. Đây là bài toán khó khi các vườn sản xuất nằm cách xa TP Hồ Chí Minh. Vì vậy không còn cách nào khác, công ty quyết định số hóa quản lý sản xuất.

Khởi điểm của việc số hóa quản lý sản xuất là minh bạch trong việc ghi chép nhật ký đồng ruộng. Hàng ngày, công nhân sẽ phải thực hiện các thao tác đánh dấu từng công việc vào các form giấy, cuối ngày admin sẽ thu và nhập dữ liệu tổng hợp để có thể truy xuất nguồn gốc rau.

Đến năm 2016, từng bó rau Happy Vegi đều được dán tem QR-Code để khách hàng có thể truy xuất được thông tin từng cây rau được trồng ở đâu, trồng từ ngày nào, ươm ngày nào, giống loại nào, phun thuốc gì, phun ngày nào hoặc phun vi sinh loại gì, thu hoạch ngày nào, thu hoạch được bao nhiêu kilogam…

“Mỗi vườn đều có quy trình đóng gói và quy trình 5S: Seiri (sàng lọc) - Seiton (sắp xếp) - Seiso (sạch sẽ) - Seiketsu (săn sóc) - Shitsuke (sẵn sàng) để quản trị. Chính quy trình kiểm soát khắt khe ngay từ đầu, đã giúp rau Happy Vegi lấy được chứng nhận Tiêu chuẩn hữu cơ Việt Nam (TCVN 11041-1:2017) một cách dễ dàng” - chị Viên tự hào.

Song không dừng lại ở đó, chị Viên và các cộng sự tiếp tục nghiên cứu để đưa ra quy trình chuẩn hóa trồng 30 loại rau hữu cơ theo phương pháp “6 không” và đăng ký bản quyền tác giả. Chính điều này đã giúp Công ty Hương Đất tự tin mở rộng diện tích trồng rau hữu cơ tại Kon Tum, Đắk Song (Đắk Nông); Đắk Lắk, Bà Rịa - Vũng Tàu…

“Thị trường rau, củ, quả trong nước đã đóng khung, do đó, để phát triển lâu dài, Hương Đất đang tập trung cho mục tiêu xuất khẩu, với các sản phẩm nông sản chế biến sâu mang tính thảo dược như: tỏi đen, tỏi lên men, gừng lên men, nghệ lên men… phù hợp với xu hướng thế giới, đặc biệt các nước phát triển ở châu Âu” - chị Viên nói và nhấn mạnh, sẵn sàng mở lớp để nhân rộng mô hình hữu cơ linh hoạt mà Hương Đất đang áp dụng giúp nông dân ứng dụng trong môi trường thực tế, một mô hình mẫu mà ai cũng có thể làm được…

Chuyện anh kỹ sư cơ khí làm giàu từ... trồng rau sạch

Chuyện anh kỹ sư cơ khí làm giàu từ... trồng rau sạch

Khát vọng làm giàu từ trồng rau sạch

Khát vọng làm giàu từ trồng rau sạch

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Hà Nội cần chiến lược toàn diện cho giao thông công cộng

Hà Nội cần chiến lược toàn diện cho giao thông công cộng

08 Apr, 09:55 AM

Kinhtedothi - Hà Nội đang phải đối diện với những thách thức không nhỏ về ùn tắc giao thông (UTGT), ô nhiễm môi trường. Trong bối cảnh đó, quy hoạch và phát triển hệ thống giao thông công cộng (GTCC) hiện đại, hiệu quả, bền vững đã trở thành yêu cầu cấp bách, một trong những yếu tố then chốt để Hà Nội hướng tới tương lai phát triển bền vững.

Chỗ ở cho người thu nhập thấp

Chỗ ở cho người thu nhập thấp

08 Apr, 02:48 AM

Kinhtedothi - Đi làm và có nhà là ước muốn của bất kỳ ai. Tuy nhiên, điều mà ai cũng biết, trừ trường hợp được bố mẹ cho nhà cửa, những người đi làm rất khó khăn để có căn nhà hay căn hộ riêng của mình.

Cải tạo ngõ nhỏ được không?

Cải tạo ngõ nhỏ được không?

06 Apr, 11:35 AM

Trải qua nhiều thăng trầm, “ngõ nhỏ, phố nhỏ” như một khoảng lặng riêng của đất Hà Thành. Nơi ấy gìn giữ được nét cổ kính, níu kéo nhịp sống, đặc trưng kiến trúc, văn hóa của Thủ đô. Nhưng do quá trình đô thị hóa tự phát nhiều năm qua, ngõ Hà Nội dần tiếp biến với hình hài lối sống mới, dẫn đến nhiều thách thức cho phát triển đô thị.

Mai này “trên bến dưới thuyền”...

Mai này “trên bến dưới thuyền”...

05 Apr, 03:09 PM

Kinhtedothi - Chẳng thâm niên cùng đất Kinh kỳ như chợ Đồng Xuân, chợ Hôm, chợ Bưởi, nhưng hơn 3 thập kỷ xôn xao dưới chân cây cầu Long Biên lịch sử cũng khiến chợ Long Biên trở thành một phần không thể thiếu của đời sống Hà thành. Nơi ấy là một mảng màu đậm sắc Hà Nội với đủ những mảnh ghép đời người trong ánh đèn lung linh xuyên đêm…

Rủi ro lạm phát lớn, không thể chủ quan

Rủi ro lạm phát lớn, không thể chủ quan

04 Apr, 05:06 AM

Tốc độ tăng CPI (chỉ số giá tiêu dùng) bình quân đã được Quốc hội điều chỉnh khoảng 4,5 - 5%, cao hơn khoảng 0,5% so với chỉ tiêu đã đặt ra trong những năm gần đây. Dù vậy, từ nay tới cuối năm lạm phát vẫn là một thách thức lớn khi Việt Nam phải đối mặt với nhiều yếu tố biến động không lường trước từ cả trong và ngoài nước.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ