Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Hát xẩm kết hợp rap và EDM: đổi mới để tìm lại chỗ đứng

Kinhtedothi - Giữa sự bùng nổ của các dòng nhạc hiện đại, nghệ thuật xẩm đang trải qua một quá trình đổi mới mạnh mẽ để tìm lại chỗ đứng trong lòng công chúng đương thời.

Nghệ thuật dân gian đậm chất Việt

Xẩm là một loại hình nghệ thuật dân gian độc đáo, xuất hiện từ lâu đời trong đời sống văn hóa của người Việt. Bắt nguồn từ những giai điệu và câu chuyện gần gũi với đời sống thường nhật, xẩm len lỏi khắp các không gian như chợ, bến tàu, bến xe, các lễ hội vùng quê... Nghệ thuật này mang tính tự sự sâu sắc, phản ánh tâm tư, tình cảm và những góc nhìn về cuộc sống của người lao động bình dân.

NSƯT Lê Xuân Diệu. Ảnh: Xâm hỏi Xẩm

Với khoảng 10 làn điệu và hơn 400 lời xẩm, loại hình này thể hiện sự phong phú về nội dung cũng như phong cách biểu diễn. Các làn điệu như xẩm thập ân, xẩm chợ, xẩm huê tình, xẩm hà liễu, xẩm hò khoan... mang nhiều sắc thái cảm xúc từ vui tươi, giễu cợt đến sâu lắng, bi thương.

NSƯT Lê Xuân Diệu cho biết, hát xẩm đòi hỏi sự tròn vành, rõ chữ, sắc nét trong từng câu từ, giữ được nét mộc mạc, chân chất nhưng không kém phần cảm xúc. Đặc biệt, "chất quê" trong xẩm chính là yếu tố tạo nên sức sống và nét riêng biệt cho loại hình nghệ thuật này.

Theo đó, mỗi làn điệu xẩm đều có những quy tắc riêng, phụ thuộc vào cảm xúc và nội dung mà nó muốn truyền tải. Chẳng hạn với xẩm thập ân, người nghệ sĩ cần thể hiện trọn vẹn sự kính trọng và lòng biết ơn sâu sắc đối với công lao sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ, giúp người nghe cảm nhận được sự thiêng liêng, ý nghĩa sâu xa ẩn chứa trong từng câu hát.

Ngược lại, xẩm chợ lại mang phong thái hóm hỉnh, giễu cợt, lột tả tinh thần lạc quan và ý chí kiên cường của những con người bất hạnh, không bao giờ khuất phục trước số phận.

Nhờ sự đa dạng trong nội dung và phong phú trong cách thể hiện, xẩm từng đạt đến thời kỳ hưng thịnh vào cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, trở thành một gia vị không thể thiếu trong đời sống văn hóa của Nhân dân.

Tuy nhiên, trước sự lên ngôi của các loại hình giải trí hiện đại, xẩm lại dần bị lu mờ, mất đi vị thế trong đời sống đương đại. Điều này đặt ra bài toán về việc bảo tồn và phát huy giá trị của một di sản văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc.

Chuyển mình để tồn tại

Trong những năm gần đây, sự quan tâm ngày càng lớn đối với nghệ thuật truyền thống đã tạo cơ hội để hát xẩm dần hồi sinh và tìm lại chỗ đứng trong lòng công chúng. Dưới góc nhìn của các nhà nghiên cứu văn hóa, việc duy trì và phát triển nghệ thuật xẩm không chỉ là bảo tồn một loại hình nghệ thuật mà còn là giữ gìn một phần hồn cốt dân tộc. Tuy nhiên, để xẩm thực sự gắn bó với đời sống đương đại, cần có sự cân bằng giữa việc bảo tồn nguyên gốc và đổi mới sáng tạo.

Trên thực tế, từ năm 2004, NSƯT Xuân Diệu đã tiên phong đưa xẩm vào không gian âm nhạc hiện đại qua bài xẩm "Lưu lạc". Nghệ sĩ vừa hát vừa kéo đàn nhị trên nền nhạc của dàn nhạc đương đại, tạo nên một sự kết hợp đầy mới mẻ và giàu sức hút. Đây được xem là một dấu mốc quan trọng, một lời khẳng định mạnh mẽ về khả năng thích nghi của xẩm trong dòng chảy âm nhạc đương thời.

Hiện nay, nhiều nghệ sĩ trẻ như Hà Myo đã dũng cảm thử nghiệm kết hợp Xẩm với các yếu tố âm nhạc hiện đại như rap, EDM. Sự giao thoa giữa truyền thống và hiện đại không chỉ làm phong phú thêm bản sắc của xẩm mà còn giúp thể loại âm nhạc này dễ dàng tiếp cận với giới trẻ, khiến họ nhận ra giá trị và sức hấp dẫn của nó.

Nghệ sĩ Hà Myo dũng cảm kết hợp xẩm với rap, EDM.

Trong các sản phẩm âm nhạc của mình, Hà Myo luôn giữ được hồn cốt của xẩm, đồng thời mang đến hơi thở mới với nhịp điệu hiện đại và cách trình diễn trẻ trung. Chính vì sự đổi mới đầy sáng tạo này, những ca khúc như "Xẩm Hà Nội" của cô đã nhanh chóng lan tỏa trên các nền tảng số, thu hút hàng triệu lượt xem và được đông đảo khán giả yêu thích.

Chia sẻ cảm nhận sau khi nghe sản phẩm xẩm theo phong cách hiện đại, Lê Như Quỳnh - sinh viên ngành Hà Nội học, Đại học Khoa học xã hội và nhân văn cho rằng, sự kết hợp giữa xẩm và các yếu tố hiện đại như giai điệu sôi động hay MV bắt mắt sẽ giúp loại hình nghệ thuật này dễ dàng tạo sức hút mạnh mẽ trong giới trẻ.

"Khi bị thu hút, chúng em sẽ dần tìm hiểu sâu hơn, khám phá những giá trị truyền thống của loại hình nghệ thuật này. Hiểu rõ gốc gác, chúng em sẽ biết cách trân trọng, giữ gìn, phát triển và đưa xẩm của Việt Nam vươn ra thế giới" – Như Quỳnh bày tỏ.

Sự sáng tạo của những nghệ sĩ trẻ không chỉ là cách làm mới xẩm mà còn gợi mở xu hướng phát triển bền vững cho loại hình này. Tuy nhiên, việc làm mới xẩm cũng đối mặt với những ý kiến trái chiều. Một số khán giả lo ngại rằng việc đưa xẩm vào nhạc điện tử hay hiện đại hóa quá mức có thể làm mất đi bản sắc vốn có.

Trước những băn khoăn này, nghệ sĩ Phạm Quý Tôn bày tỏ sự ủng hộ với những sáng tạo từ các nghệ sĩ trẻ, miễn là vẫn giữ được cốt lõi của thể loại này. Ông cho rằng việc đưa xẩm đến gần hơn với công chúng, đặc biệt là thế hệ trẻ là một nỗ lực đáng trân trọng.

“Hà Myo là một ví dụ điển hình khi cô trải qua quá trình học tập bài bản, giữ nguyên những làn điệu gốc như xẩm chợ hay xẩm tàu điện. Dù phối khí và cách trình diễn được điều chỉnh để phù hợp với hơi thở thời đại nhưng giai điệu và cách hát truyền thống vẫn vẹn nguyên. Đây chính là cách sáng tạo mà không làm mất đi bản chất cốt lõi của xẩm” – nghệ sĩ Phạm Quý Tôn bày tỏ.

Hành trình của NSƯT Xuân Diệu, Hà Myo với nghệ thuật xẩm là những câu chuyện về sự giao thoa giữa truyền thống và hiện đại, giữa cái cũ và cái mới. Với sự sáng tạo không ngừng nghỉ và nỗ lực duy trì những giá trị văn hóa của dân tộc, xẩm chắc chắn sẽ không chỉ tiếp tục tỏa sáng trong lòng người Việt mà còn vươn xa ra thế giới.

Hát xẩm trên TikTok, YouTube: Thích ứng với đời sống đương đại

Hát xẩm trên TikTok, YouTube: Thích ứng với đời sống đương đại

Gần 40 học viên tham gia học hát xẩm nâng cao tại Hà Nội

Gần 40 học viên tham gia học hát xẩm nâng cao tại Hà Nội

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
“Con đường tương lai của đất nước nằm trong chính sự nỗ lực của mỗi người”

“Con đường tương lai của đất nước nằm trong chính sự nỗ lực của mỗi người”

29 Apr, 12:01 PM

Kinhtedothi - Đó là một trong những chia sẻ tâm huyết của nhà nghiên cứu, nhà văn Nguyễn Xuân Tuấn về cuốn sách “Con đường tương lai” được ra mắt sáng nay (29/4). Cuốn sách ra mắt trong không khí thiêng liêng, cả nước hân hoan chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Dấu ấn tháng Tư trên vùng đất “cánh cửa thép"

Dấu ấn tháng Tư trên vùng đất “cánh cửa thép"

29 Apr, 05:51 AM

Kinhtedothi - Vùng đất Xuân Lộc - Long Khánh gắn liền với sự kiện lịch sử quan trọng khi Chiến dịch Xuân Lộc được thực hiện vào những ngày tháng Tư lịch sử năm 1975. Đó là “Cánh cửa thép” phía Đông - Bắc Sài Gòn, sào huyệt cuối cùng của Ngụy quyền Sài Gòn bị đập tan, mở đường cho đại quân ta tiến về giải phóng Sài Gòn, làm nên đại thắng mùa Xuân lịch sử, giải phóng hoàn toàn miền Nam thống nhất đất nước.

Từ chiến trường xưa đến vùng kinh tế trọng điểm nay

Từ chiến trường xưa đến vùng kinh tế trọng điểm nay

29 Apr, 05:45 AM

Kinhtedothi - Năm 2025, tròn 50 năm ngày Tây Nguyên hoàn toàn giải phóng - dấu mốc lịch sử quan trọng, mở ra trang mới cho vùng đất đại ngàn hùng vĩ. Nửa thế kỷ qua, Tây Nguyên từ vùng chiến tranh khốc liệt, đã trở thành một trong những khu vực phát triển năng động.

Xem trực tiếp: Chương trình nghệ thuật “Đảng trong mùa Xuân đại thắng”

Xem trực tiếp: Chương trình nghệ thuật “Đảng trong mùa Xuân đại thắng”

28 Apr, 08:32 PM

Kinhtedothi - Chương trình nghệ thuật “Đảng trong mùa Xuân đại thắng” mùa 2 được diễn ra tại Nhà hát Hồ Gươm (Hà Nội). Chương trình nghệ thuật “Đảng trong mùa Xuân đại thắng” do Bộ Công an chủ trì tổ chức nhằm chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025), đồng thời hướng tới kỷ niệm 80 năm thành lập ngành Công an Nhân dân (19/8/1945 - 19/8/2025).

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ