Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Hậu quả nghiêm trọng sau vụ việc hai cáp ngầm ở Baltic bị cắt

Tùng Lâm
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Việc các tuyến cáp bị cắt dẫn đến tình trạng gián đoạn kết nối mạng cũng như nguy cơ bùng phát xung đột.

Việc cắt cáp ngầm tại Biển Baltic đã làm gia tăng căng thẳng địa chính trị trên toàn cầu. Những tuyến cáp này đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo kết nối internet quốc tế, và sự cố trên không chỉ gây ra tình trạng gián đoạn mà làm dấy lên nguy cơ vè khả năng xảy ra chiến tranh “hỗn hợp” - loại hình chiến tranh nhiều phương thức, từ chính trị, quân sự cho đến an ninh mạng - nhằm vào cơ sở hạ tầng quan trọng của phương Tây.

Điều gì đã xảy ra?

Trong tuần qua, hai tuyến cáp ngầm tại Biển Baltic đã bị hư hỏng nghiêm trọng, làm dấy lên hoài nghi về việc các hệ thống thông tin liên lạc ngầm có thể là mục tiêu chính của các hành vi tấn công nhằm vào phương Tây, trong bối cảnh xung đột Nga-Ukraine ngày càng leo thang. Một trong hai tuyến cáp bị ảnh hưởng là C-Lion1, kết nối Phần Lan với Đức và thuộc quyền sở hữu của Cinia, một công ty công nghệ thông tin do nhà nước Phần Lan kiểm soát. Trải dài gần 1.200 km, đây là tuyến cáp duy nhất kết nối trực tiếp giữa Phần Lan và Trung Âu.

Việc các tuyến cáp bị cắt dẫn đến tình trạng gián đoạn kết nối mạng cũng như nguy cơ bùng phát chiến tranh "lai". Ảnh: EU Today
Việc các tuyến cáp bị cắt dẫn đến tình trạng gián đoạn kết nối mạng cũng như nguy cơ bùng phát chiến tranh "lai". Ảnh: EU Today

Tuyến cáp thứ hai là BCS East West Interlink, nối Lithuania với Thụy Điển, thuộc sở hữu của công ty Arelion. Công ty này cho biết lượng dữ liệu đi qua tuyến cáp này đã được chuyển hướng sang tuyến cáp thay thế. Việc sửa chữa đang được tiến hành, nhưng nguyên nhân gây hư hỏng vẫn chưa được xác định.

Martin Sjogren, người phát ngôn của Arelion, cho biết một tàu sửa chữa cáp đã đến địa điểm này từ tuần trước và việc sửa chữa sẽ hoàn thành trong vài ngày tới nếu thời tiết thuận lợi. Hiện tại, cảnh sát Thụy Điển đang điều tra nguyên nhân sự cố.

Vai trò của các tuyến cáp ngầm

Cap ngầm là hệ thống cáp quang nằm dưới đáy biển, chịu trách nhiệm truyền dữ liệu internet, email và các cuộc gọi video giữa các châu lục. Chúng tôi đóng vai trò thiết yếu, cung cấp 99% lưu lượng dữ liệu liên lục địa trên thế giới.

Martin Lee, giám đốc EMEA tại Cisco Talos, giải thích: "Cáp ngầm là một phần của cơ sở hạ tầng quốc gia quan trọng, đảm nhiệm vai trò kết nối viễn thông giữa các quốc gia và châu lục."

Tuy nhiên, do vị trí nằm dưới đáy biển, các dây cáp này phải đối mặt với nhiều rủi ro, từ việc bị nước biển ăn mòn, lở đất, cũng như các mối đe dọa từ con người, như đánh cá,...

Andy Champagne, Phó Chủ tịch cấp cao kiêm Giám đốc công nghệ của Akamai Labs, cho biết: “Việc sửa chữa cáp quang là một công việc rất phức tạp. Và khi có vấn đề với chúng, việc sửa chữa không hề đơn giản.”

Sự gián đoạn này có thể gây ra những ảnh hưởng lớn đối với các doanh nghiệp phụ thuộc vào chất lượng internet, đặc biệt là trong các lĩnh vực cần truyền tải dữ liệu lớn hoặc truyền hình hội nghị.

Ai đứng sau sự cố?

Hiện tại, cuộc điều tra đang được tiến hành để xác định thủ phạm. Các nhà chức trách chưa quy trách nhiệm cho bất kỳ cá nhân hay quốc gia nào. Tuy nhiên, có những người nghi ngờ hoạt động này có thể là một phần của chiến tranh “lai” nhằm vào phương Tây.

Bộ trưởng Ngoại giao Phần Lan Elina Valtonen, cho biết nước này đang theo dõi chặt chẽ và duy trì liên lạc với các bên liên quan.

Sự cố này làm nổi bật nguy cơ đối với một số cơ sở hạ tầng của châu Âu trong bối cảnh xung đột Nga-Ukraine đang leo thang. Trong một tuyên bố chung, Bộ trưởng Ngoại giao Phần Lan và Đức cảnh báo: “An ninh của châu Âu không chỉ bị ảnh hưởng đáng kể bởi xung đột Nga-Ukraine mà còn từ các hành động phá hoại cơ sở hạ tầng quan trọng.”

Các quốc gia EU đang kêu gọi tăng cường khả năng bảo vệ và tính bền vững của cơ sở hạ tầng kết nối mạng, không chỉ trong lĩnh vực viễn thông mà còn cả năng lượng và dữ liệu.