Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Hình ảnh Hà Nội, những ngày đầu kháng chiến chống Pháp

Kinhtedothi – Sau khi giành được chính quyền về tay nhân dân, nhưng chính quyền non trẻ của ta gặp rất nhiều khó khăn do thù trong giặc ngoài. Thực dân Pháp đã quay lại cướp nước ta một lần nữa. Những hình ảnh về thời điểm đầu Thủ đô bước vào cuộc kháng chiến chống Pháp là minh chứng.
  •  Ngày 2/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn độc lập tại Quảng trường Ba Đình, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
  •  Chính phủ Lâm thời ra mắt.
  •  Người dân Hà Nội đi bỏ phiếu trong cuộc Tổng tuyến cử, bầu ra Quốc hội đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ngày 6/1/1946, tại số nhà 16  Lê Thái Tổ, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.
  •  Chủ tịch Hồ Chí Minh và J. SAINTERY (G. XANHTƠRY) đại diện Chính phủ Pháp cùng đại diện các nước đồng minh nghe đọc văn bản Hiệp định sơ bộ trước khi được ký kết tại nhà số 38 Lý Thái Tổ, phường Lý Thái Tổ, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội ngày 6/3/1946.
  •  Đồng chí Phạm Văn Đồng, Trưởng đoàn Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa phát biểu tại Hội nghị Phông Ten Blô ở Thủ đô Pari, Cộng hòa Pháp 1946.
  • Mặc dù chúng ta đã thực hiện chiến lược quân sự mềm dẻo bằng con đường chính trị. Nhưng thực dân Pháp gây hấn ở nhiều nơi. Trong ảnh chúng đang gây hấn tại chợ Cửa Nam, Hà Nội năm 1946.
  •  Một cuộc biểu tình ở Hà Nội của các tổ chức phản động trong nước nhằm khiêu khích, gây chia rẽ trong nhân dân.
  •  Tình hình chiến sự ngày càng cam go, ngày 19/12/1946, quân Pháp tiến công Bắc Bộ phủ, trụ sở của Chính phủ khi đó. Làng lụa Vạn Phúc, Hà Đông trở thành an toàn khu của Trung ương Đảng, và chính tại đây đêm 19/12/1946 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến.
  • Pháo đài Láng, phường Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội – Nơi nổ tiếng súng đầu tiên tối 19/12/1946 mở đầu cho cuộc kháng chiến toàn quốc theo lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

  •  Hà Nội thực hiện tiêu thổ để kháng chiến năm 1946.

  •  Người dân ủng hộ hũ gạo nuôi quân do Chủ tịch Hồ Chí Minh phát động.
  •  Trung đội quyết tử quân trong đội Lễ tuyên thệ “Quyết tử cho tổ quốc quyết sinh” tại rạp chuông vàng Hà Nội, tháng 12/1946.
  •  Chiến sỹ quyết tử Trung đoàn Thủ đô đặt mìn tại chợ Đồng Xuân trước khi rút ra khỏi nội thành Hà Nội tháng 2 năm 1947.
  •  Đồng bào chở đò đưa bộ phận cuối cùng của Trung đoàn Thủ đô rút lui khỏi Hà Nội an toàn trong đêm 17 rạng ngày 18 tháng 2 năm 1947 tại bến đò Tứ Tổng, phường Tứ Liên, quận Tây Hồ, Hà Nội. 
  •  Sau 9 năm trường kỳ kháng chiến, 1/1/1955, Nhân dân Thủ đô Hà Nội chào mừng Trung ương Đảng, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh trở về trong niềm vui chiến thắng.
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Múa lân-sư-rồng để góp phần gìn giữ văn hóa dân tộc

Múa lân-sư-rồng để góp phần gìn giữ văn hóa dân tộc

31 Mar, 03:43 PM

Kinhtedothi – Với đam mê múa lân-sư-rồng, từ năm 10 tuổi ông đã tham gia đoàn lân-sư-rồng Tinh Anh Đường của người dượng. Đến khi thành lập hẳn đoàn lân-sư-rồng của riêng mình, ông đã cưu mang, dạy dỗ hàng nghìn thanh thiếu niên có hoàn cảnh khó khăn, nghiện ngập… trở thành người có ích cho xã hội.

Chứa chan tình cảm, đong đầy  hơi ấm từ đất liền

Chứa chan tình cảm, đong đầy hơi ấm từ đất liền

25 Jan, 06:34 AM

Kinhtedothi - Đã thành thông lệ, cứ mỗi dịp giáp Tết Nguyên đán, Bộ Tư lệnh Vùng 2 Hải quân tổ chức các đoàn cán bộ đi thăm, kiểm tra, chúc mừng năm mới cán bộ, chiến sĩ Nhà giàn DKI và các lực lượng làm nhiệm vụ trên biển.

Gặp người bắn phát đạn B40 khai hỏa trận đánh chiếm cầu Rạch Chiếc

Gặp người bắn phát đạn B40 khai hỏa trận đánh chiếm cầu Rạch Chiếc

30 Aug, 08:22 AM

Kinhtedothi – Chứng kiến đồng đội bị địch bắt, giết hại dã man, ông cùng đồng đội đã nén đau thương, rút về chờ đợt tấn công mới. Sau ngày đại thắng, được nghỉ phép về quê, ông không dám kể cho người thân, đồng đội biết vì yêu cầu của địa phương thời đó.

Anh thương binh mất mắt trái, cưa 1/3 chân vẫn hiến máu nhân đạo 52 lần

Anh thương binh mất mắt trái, cưa 1/3 chân vẫn hiến máu nhân đạo 52 lần

28 Aug, 05:36 PM

Kinhtedothi – Bị thương tỉ lệ 84% (thương binh hạng 1/4), mất mắt trái, cưa 1/3 chân trái, khắp cơ thể đầy vết sẹo do mảnh mìn, nhưng với bản chất người lính Cụ Hồ khi về với đời thường, nghe vận động hiến máu nhân đạo để cứu người, ông đã hiến đến 52 lần.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ