Hòa Bình ứng dụng chuyển đổi số giúp nâng cao chất lượng giáo dục
Kinhtedothi – Hiệu quả từ đẩy mạnh chuyển đổi số (CĐS) trong ngành GD&ĐT tỉnh Hòa Bình không chỉ nâng cao chất lượng giáo dục, mà còn tiết kiệm thời gian trong công tác quản lý, giáo dục.
Một trong những nhiệm vụ Trường TH&THCS Yên Hòa (huyện Đà Bắc) đã thực hiện tốt, góp phần đắc lực trong công tác quản lý học sinh, nâng cao chất lượng dạy và học là đẩy mạnh CĐS. Ông Trần Tuấn Vang, Hiệu trưởng nhà trường chia sẻ, năm học 2024 - 2025, 100% giáo viên của trường có trình độ từ cao đẳng sư phạm chính quy trở lên. Trong đó, hơn 30% có trình độ đại học, năng lực chuyên môn vững vàng. Đây là điều kiện thuận lợi để nhà trường đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, CĐS trong công tác quản lý, nâng cao chất lượng giáo dục cũng như thực hiện phương pháp giáo dục và dạy học tiên tiến, với sự hỗ trợ tối ưu của trang thiết bị hiện đại. Việc này đã dần thay đổi phương pháp giảng dạy từ truyền thống sang tích cực, giúp người dạy và người học phát huy khả năng tư duy, sáng tạo, sự chủ động, đạt hiệu quả. Từ đó giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức và trí tuệ.

Trường TH&THCS Cư Yên (xã Cư Yên, huyện Lương Sơn) đã đưa vào sử dụng học bạ điện tử. Ảnh: BHB
Trường TH&THCS Cư Yên (xã Cư Yên, huyện Lương Sơn) hiện có 28 lớp với 933 học sinh, trong đó, cấp tiểu học 17 lớp với 500 học sinh. Từ cuối năm học 2023 - 2024, nhà trường đã đưa vào sử dụng học bạ điện tử.
Hiện nay, 100% học bạ của học sinh bậc tiểu học nhà trường là học bạ điện tử. Việc sử dụng học bạ điện tử không chỉ giúp giảm bớt áp lực sổ sách cho giáo viên mà còn đảm bảo minh bạch, chính xác trong công tác quản lý điểm số; giúp giáo viên giảm bớt khối lượng công việc tính toán thủ công và hạn chế sai sót. Để quá trình triển khai học bạ số được thực hiện hiệu quả từ đầu, nhà trường đã tổ chức tập huấn, hướng dẫn giáo viên cách thao tác từng bước cụ thể.
Việc áp dụng thực hiện học bạ số cấp tiểu học là một trong những đột phá trong công tác CĐS của ngành GD&ĐT tỉnh Hòa Bình trong thời gian gần đây. Toàn tỉnh hiện có 63.930 học sinh bậc tiểu học, tỷ lệ học bạ số chiếm 99,34%. Số còn lại do sai lệch thông tin đang tiến hành rà soát, chỉnh sửa để cập nhật.
Theo Sở GD&ĐT tỉnh Hòa Bình, ngành GD&ĐT đã và đang đẩy mạnh công tác CĐS một cách toàn diện nhằm đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng công tác quản lý và chất lượng GD&ĐT. Hiện nay, Sở GD&ĐT đã phối hợp các doanh nghiệp cung cấp các dịch vụ ứng dụng công nghệ thông tin, xây dựng và triển khai Cơ sở dữ liệu giáo dục Hòa Bình và Hệ sinh thái giáo dục thông minh, cập nhật đầy đủ, kết nối liên thông dữ liệu với Cơ sở dữ liệu giáo dục quốc gia. Đến nay, toàn tỉnh có 98,4% dữ liệu thông tin học sinh, cán bộ, giáo viên trên hệ thống được đồng bộ với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
Hiện ngành GD&ĐT triển khai hệ thống truyền thông giáo dục eNetViet, số hóa hồ sơ, thư viện số và các phân hệ trong Hệ sinh thái giáo dục thông minh để giảm tải thời gian, công việc của nhà trường, giáo viên. Ngoài ra, triển khai đăng ký tuyển sinh đại học, cao đẳng trên Cổng dịch vụ công, trong năm 2023 và 2024, 100% thí sinh đăng ký tuyển sinh đại học, cao đẳng thực hiện đăng ký trên Cổng dịch vụ công.
Đặc biệt, mới đây, Sở GD&ĐT Hòa Bình đã ban hành Kế hoạch Phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số ngành GD&ĐT Hòa Bình giai đoạn 2025-2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Mục đích của việc triển khai trên là có hiệu quả các quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp theo Nghị quyết số 57-NQ/TW; Nghị quyết số 03/NQ-CP; Chương trình hành động số 33-CTr/TU; Kế hoạch số 59/KH-UBND.
Mục tiêu chung của kế hoạch là đẩy mạnh áp dụng tiến bộ công nghệ để thúc đẩy đổi mới sáng tạo trong dạy và học, nâng cao chất lượng và cơ hội tiếp cận giáo dục, hiệu quả quản lý giáo dục; Xây dựng nền giáo dục mở thích ứng trên nền tảng số, góp phần phát triển Chính phủ số, kinh tế số và xã hội số. Học sinh phổ thông trong toàn tỉnh được tiếp cận khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo thông qua triển khai Giáo dục STEM, STEAM, STEAME (khoa học, công nghệ, kỹ thuật, nghệ thuật, toán học, kinh tế) và trải nghiệm sáng tạo khoa học kỹ thuật.
Mục tiêu cụ thể đến năm 2030, Sở triển khai xây dựng Cơ sở dữ liệu ngành giáo dục và đào tạo, kết nối thông suốt với tất cả các cơ sở giáo dục đảm bảo cung cấp thông tin quản lý đầy đủ, tin cậy và kịp thời; Được kết nối và chia sẻ hiệu quả với Cơ sở dữ liệu Giáo dục quốc gia và các cơ sở dữ liệu của Bộ, Ngành và Uỷ ban Nhân dân tỉnh. Cung cấp API kết nối với các phần mềm quản trị giáo dục của nhiều doanh nghiệp...
Cụ thể, 100% cơ sở giáo dục áp dụng hệ thống quản trị nhà trường dựa trên dữ liệu và công nghệ số; 100% người học, 100% nhà giáo được quản lý bằng hồ sơ số với định danh thống nhất toàn quốc, đồng bộ xác thực thông tin với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; 100% học sinh được quản lý: sổ điểm số, học bạ số, bằng cấp số kết nối với VNeID và Cổng dịch vụ Công quốc gia.
100% kết quả đánh giá xếp loại, thi đua hàng năm của giáo viên được quản lý trên môi trường số; 100% học sinh tuyển sinh đầu cấp thực hiện trực tuyến kết nối Cổng dịch vụ Công quốc gia; 100% cơ sở giáo dục cung cấp thông tin về kết quả học tập, rèn luyện, chuyên cần của học sinh đến cha mẹ học sinh qua các ứng dụng di động; 100% cơ sở vật chất, thiết bị và các nguồn lực khác phục vụ giáo dục, đào tạo và nghiên cứu được quản lý bằng hồ sơ số....

Hà Nội hội tụ đủ điều kiện tiên phong thực hiện đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số
Kinhtedothi - Với nền tảng tri thức, công nghệ và nhân lực hiện có, TP Hà Nội có đủ điều kiện để khẳng định vai trò tiên phong trong quá trình hiện thực hóa Nghị quyết số 57-NQ/TW về phát triển khoa học công nghệ (KHCN), đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số…

Nhanh chóng tháo gỡ các vướng mắc về thể chế cho doanh nghiệp nhà nước trong chuyển đổi số
Kinhtedothi - Văn phòng Chính phủ ban hành Thông báo số 216/TB-VPCP ngày 6/5/2025 kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại Hội nghị với doanh nghiệp nhà nước về tiên phong trong chuyển đổi số và thúc đẩy tăng trưởng.

Xây dựng mạng lưới liên kết ba bên trong phát triển khoa học, công nghệ, chuyển đổi số
Kinhtedothi - Việc triển khai hiệu quả Nghị quyết 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị "về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia" trong các cơ sở giáo dục đại học và cao đẳng sẽ góp phần then chốt vào việc xây dựng nền kinh tế tri thức, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, đổi mới mô hình tăng trưởng và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.