Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Học sinh ngại đến trường do học trực tuyến kéo dài

Kinhtedothi – Hình thức học trực tuyến kéo dài suốt thời gian qua đã dần tạo nên thói quen mới cùng tâm lý ngại đến trường của một bộ phận không nhỏ học sinh (HS), ngay cả khi được phép đi học trực tiếp.

Né tránh trở lại trường học

Từ ngày 10/1, do cấp độ dịch từ vùng cam xuống vùng vàng, HS lớp 12 tại địa bàn Tây Hồ, Hai Bà Trưng, Thanh Trì được phép đến trường trở lại theo kế hoạch. Tuy nhiên, thực tế ghi nhận số HS đi học trực tiếp ở các trường học thuộc các quận, huyện trên không đầy đủ. Ngoài những HS cư trú ở vùng dịch cấp độ 3, thuộc diện F0, F1 thì có em không đến lớp do bản thân muốn tiếp tục học trực tuyến. Tình trạng này cũng xảy ra ở các trường THPT, trung tâm giáo dục nghề nghiệp- giáo dục thường xuyên trên địa bàn TP khi được phép mở cửa đón học sinh lớp 12.

Nhiều học sinh có tâm lý e ngại khi trở lại trường
Nhiều học sinh có tâm lý e ngại khi trở lại trường

Tại Hà Nội, HS lớp 12 thuộc khu vực có mức độ dịch cấp độ 1, 2 đang duy trì lịch học trực tiếp/trực tuyến luân phiên. Nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho các em, nhà trường tổ chức hình thức dạy học trực tuyến/trực tiếp song song: HS nào đến lớp thì thầy cô dạy trực tiếp; đồng thời sẽ kết nối trực tuyến với HS học tại nhà. Do vậy, việc HS đến trường hay ở nhà học là lựa chọn riêng của từng em, từng gia đình và phía nhà trường hoàn toàn ủng hộ.

Em Nguyễn Khánh Vân, HS lớp 12 một trường THPT thuộc quận Hai Bà Trưng cho biết, tuy trường em có tổ chức học trực tiếp nhưng em vẫn báo ốm để được học trực tuyến tại nhà. Học trực tuyến lâu ngày em thấy cũng ổn, ít bị cô giáo để mắt và có thể viện các lý do khác nhau nếu trót quên làm bài tập.

Tương tự, em Nguyễn Hà Anh, HS lớp 12 tại trường THPT thuộc huyện Mỹ Đức chia sẻ: “Trước đây, em không thích học trực tuyến nhưng giờ thì khác. Thậm chí lớp em các bạn còn mong được kiểm tra trực tuyến để mức độ đề nhẹ nhàng hơn. Bên cạnh đó, đi học trực tiếp nói là đông bạn bè sẽ vui vẻ nhưng thực tế không phải vậy. Lớp vắng, nhiệm vụ học tập nặng, ít thời gian nên không khí khá căng thẳng. Bạn bè thì không được cười đùa, lúc nào cũng phải đeo khẩu trang và tuân thủ 5K; do vậy, em muốn trốn học trực tiếp”.

Khi ở nhà lâu ngày, HS hình thành nếp sống, tác phong mới. Các em không mất thời gian từ nhà đến trường, ngủ dậy cái là vào lớp ngay. Trang phục ở nhà thoải mái; yêu cầu về bài tập được giảm nhẹ; không phải thực hiện nội quy của nhà trường hay quy định phòng chống dịch; có nhiều thời gian sử dụng thiết bị công nghệ theo sở thích (trò chuyện, tik tok, Facebook, xem phim, chơi game…)…. Những điểm hấp dẫn kể trên của hình thức học online khiến nhiều HS bị thu hút, có xu hướng không muốn rời bỏ mối gắn kết với cha mẹ, người thân; không muốn bước ra khỏi vùng an toàn và né tránh việc trở lại trường học.

Tạo sự yên tâm cho học sinh

Diễn biến dịch bệnh Covid- 19 tiếp tục phức tạp, khó lường; sự lây lan với tốc độ nhanh chóng của biến thể Omicron, ca lây nhiễm cộng đồng cao lên đến 3.000 ca/ngày tại Hà Nội khiến nhiều phụ huynh đưa ra quan điểm: Kể cả trường thuộc khu vực 1, 2 và tiêm đủ 2 mũi vaccine ngừa Covid- 19, họ cũng chưa muốn cho con đi học trực tiếp trong bối cảnh hiện nay.  Vì vậy, HS lớp 12 đến trường chiếm tỷ lệ không cao; số HS học trực tiếp giảm theo ngày xuất phát từ chính sự không yên tâm của cha mẹ cùng những kỳ vọng của học sinh không được đáp ứng khi các em trở lại trường.

Thầy cô có vai trò kiến tạo nên sự yên tâm của học sinh khi đi học trực tiếp
Thầy cô có vai trò kiến tạo nên sự yên tâm của học sinh khi đi học trực tiếp

TS Nguyễn Thị Thu Anh- Hiệu trưởng trường THCS&THPT Nguyễn Tất Thành (Hà Nội) cho rằng, các nhà trường cần thông báo rộng rãi để HS, phụ huynh nắm được kế hoạch trở lại trường; có sự chuẩn bị kỹ về cơ sở vật chất, phòng cách ly, phòng y tế, phòng học đảm bảo thông thoáng, cài đặt mã QR riêng… Ở đây, giáo viên chủ nhiệm có vai trò quan trọng nhất trong việc hướng dẫn HS xây dựng nội quy, điều hành phòng dịch hiệu quả, chăm sóc tinh thần cho HS. Bên cạnh đó, giáo viên bộ môn cần quan tâm, thấu cảm học trò; tinh tế quan sát sự tiến bộ dù là nhỏ nhất của học trò để ngợi khen, khích lệ; giảm bớt yêu cầu môn học và thay vào đó sẻ chia nhiều hơn. Trong môi trường học đường thì nhà quản lý, thầy cô giáo chính là người kiến tạo cho HS tâm lý an toàn, xua tan lo ngại, thúc đẩy tinh thần mong đến lớp của các em.

Giáo viên tích cực, cẩn trọng trong công tác phòng chống dịch; linh hoạt xử lý các tình huống học đường; luôn chăm sóc và tạo ra vitamin hạnh phúc giúp học sinh yên tâm. Thầy cô cũng cần chuẩn bị bài giảng chất lượng, có kế hoạch khoa học bù đắp kiến thức cho HS theo lộ trình; tăng cường phối hợp với phụ huynh để tương tác, nhận biết và tháo gỡ những khó khăn mà các gặp phải… Những yêu cầu đặt ra đó đòi hỏi nhà trường, giáo viên cần thực sự nhập cuộc, chuẩn bị chu đáo nhiều giải pháp để HS có tâm lý tốt nhất khi được đến trường trở lại.

Theo các chuyên gia giáo dục, việc học trực tiếp sẽ mang lại giá trị tốt đẹp cho HS, gia đình và xã hội. Ngày trở lại trường, HS như người hùng bước qua cuộc chiến của cả nhân loại; các em sẽ hân hoan, háo hức với nhiều niềm vui chờ đợi phía trước. Muốn vậy, các em phải được sự quan tâm, giúp đỡ của nhà trường, thầy cô và một phần không thể thiếu là suy nghĩ tích cực, ý thức vươn lên, tinh thần chủ động vượt qua thách thức của chính các em.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Bảo đảm quyền của giáo viên, học sinh

Bảo đảm quyền của giáo viên, học sinh

25 Jun, 04:45 AM

Kinhtedothi - Vấn đề dạy thêm, học thêm (DTHT) một lần nữa làm nóng tại nghị trường Quốc hội. Đề cập giải pháp quản lý hoạt động này, Bộ GD&ĐT tiếp tục nêu đề xuất đưa dạy thêm trở thành ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Dư luận đồng thuận cho rằng phải quản lý tốt việc DTHT tránh tràn lan, gây hệ lụy lâu dài cho xã hội và nâng cao chất lượng giáo dục

Bỏ tỷ lệ 40% học sinh THCS vào trường nghề: càng sớm càng tốt

Bỏ tỷ lệ 40% học sinh THCS vào trường nghề: càng sớm càng tốt

24 Jun, 05:45 AM

Kinhtedothi - Kỳ thi vào lớp 10 hàng năm áp lực, căng thẳng, được đánh giá là "khó hơn thi vào đại học". Vậy nên, dư luận, phụ huynh, học sinh đều bày tỏ sự đồng tình rất lớn với đề xuất của đại biểu Quốc hội (ĐBQH) về việc xem xét bỏ tỷ lệ 40% học sinh THCS vào trường nghề để sớm chấm dứt kỳ thi kinh hoàng vào lớp 10.

Để chính sách đi đường dài

Để chính sách đi đường dài

18 Jun, 06:04 AM

Kinhtedothi - Chính sách miễn, hỗ trợ học phí là bước tiến dài trên hành trình bảo đảm quyền tiếp cận giáo dục công bằng, toàn diện cho mọi người dân. Vui mừng, háo hức, muốn đẩy nhanh tiến độ thực hiện là điều ai cũng muốn nhưng vẫn còn đó không ít trăn trở, đòi hỏi phải có sự cân nhắc và tính toán kỹ lưỡng.

Nhân văn và công bằng

Nhân văn và công bằng

13 Jun, 04:37 AM

Kinhtedothi - UBND TP Hà Nội dự kiến chi hơn 3.000 tỷ đồng hỗ trợ bữa ăn bán trú cho khoảng 768.000 học sinh tiểu học cả công lập và tư thục trong năm học 2025 - 2026. Chính sách này không chỉ thể hiện sự quan tâm thiết thực của TP đối với học sinh mà còn nhận được sự đồng thuận từ đông đảo phụ huynh và Nhân dân Thủ đô.

Tạo cơ chế, chính sách phát triển giáo dục nghề nghiệp

Tạo cơ chế, chính sách phát triển giáo dục nghề nghiệp

28 May, 05:39 AM

Kinhtedothi - Chia sẻ với phóng viên Báo Kinh tế & Đô thị, Phó Hiệu trưởng Trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Hà Nội Trần Thanh Bình đánh giá, Luật Thủ đô năm 2024 có hiệu lực, đi vào cuộc sống, đã tạo nhiều điều kiện, hỗ trợ cho các cơ sở giáo dục nghề nghiệp (GDNN) phát triển, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ