Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Hội Nông dân Hà Nội hỗ trợ nông dân ứng dụng chuyển đổi số

Kinhtedothi - Năm 2024, Hội Nông dân TP Hà Nội triển khai các nhiệm vụ trọng tâm năm 2024 với chủ đề: “Hỗ trợ nông dân ứng dụng chuyển đổi số và liên kết hợp tác, chủ động tham gia xây dựng nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu”.

Ngày 4/1, Hội Nông dân TP Hà Nội tổ chức hội nghị tổng kết công tác Hội và phong trào nông dân năm 2023 triển khai nhiệm vụ và phát động thi đua năm 2024. Tới dự hội nghị có Phó Chủ tịch UBND TP Nguyễn Mạnh Quyền.

Trung ương Hội Nông dân Việt Nam tặng thưởng cho các cá nhân có thành tích xuất sắc. 

Năm 2023, bám sát sự lãnh đạo, chỉ đạo của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam và Thành ủy Hà Nội với sự nỗ lực, đoàn kết của giai cấp nông dân Thủ đô, Hội Nông dân TP Hà Nội tập trung chỉ đạo các cấp Hội tổ chức thành công Đại hội đại biểu Hội Nông dân các cấp TP. Đồng thời, phát động các phong trào thi đua gắn với chủ đề công tác năm của Trung ương, của TP và nhiệm vụ trọng tâm công tác Hội với nhiều kết quả nổi bật. Cụ thể:

Hiện, nguồn vốn Quỹ hỗ trợ nông dân Hà Nội đứng đầu cả nước, với gần 800 tỷ đồng, giúp hỗ trợ nông dân phát triển kinh tế. Đáng chú ý, các cấp Hội đã thực hiện được 1.445 công trình, phần việc, hoạt động ý nghĩa chào mừng Đại hội Hội Nông dân các cấp nhiệm kỳ 2023- 2028. Đến nay, Hội đã chỉ đạo hướng dẫn thành lập và ra mắt 70 chi Hội Nông dân nghề nghiệp với 1.730 thành viên, 453 tổ Hội Nông dân nghề nghiệp với 5.163 thành viên.

Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền trao thưởng cho các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc.

Năm qua, Hội có 186.488 hộ đạt danh hiệu hộ nông dân sản xuất kinh doanh giỏi các cấp. Cấp Hội tập trung xây dựng các mô hình kinh tế tập thể, mô hình liên kết theo chuỗi giá trị, hướng dẫn thành lập 33 hợp tác xã và 408 tổ hợp tác.

Đặc biệt, Hội phối hợp với các doanh nghiệp trong việc hỗ trợ chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ trong sản xuất, chế biến, quảng bá tiêu thụ nông sản; duy trì tốt 18 điểm kết nối tiêu thụ nông sản an toàn trên địa bàn, đồng thời ra mắt mới 4 điểm kết nối nông sản an toàn.

Phát biểu tại hội nghị, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền đánh giá cao những kết quả của Hội Nông dân TP đã đạt được trong năm 2023; đồng thời đề nghị các cấp Hội cần phát huy những kết quả đạt được, khắc phục những khó khăn, tập trung một số nhiệm vụ trọng tâm.

Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền phát biểu tại hội nghị.

Hội cần tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tuyên truyền chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; thực hiện công tác củng cố, kiện toàn tổ chức, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ Hội các cấp đủ phẩm chất, năng lực đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Đẩy mạnh và nâng cao chất lượng các phong trào thi đua và các cuộc vận động nông dân tham gia phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội đảm bảo an ninh, quốc phòng; tham gia xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh và bảo vệ môi trường.

Hội cần chú trọng hơn nữa đến công tác vận động hội viên nông dân phát huy nội lực, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động, ứng dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật vào sản xuất, tạo ra các sản phẩm hàng hoá đảm bảo chất lượng. Tổ chức tốt các hoạt động dịch vụ, tư vấn, hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất, kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm; chủ động phối hợp với các sở, ban, ngành làm tốt công tác dạy nghề và chuyển nghề cho nông dân và con em nông dân, đặc biệt là nông dân vùng thu hồi đất giải phóng mặt bằng.

Bên cạnh đó, Hội Nông dân TP tiếp tục khuyến khích, vận động các hội viên, nông dân đẩy mạnh tập trung, tích tụ đất nông nghiệp, tham gia thị trường cho thuê đất nông nghiệp. “Hội cần nắm bắt tâm tư nguyện vọng trong cán bộ, hội viên nông dân kịp thời tham mưu với cấp ủy, chính quyền các giải pháp tháo gỡ khó khăn trong quá trình triển khai tổ chức thực hiện các chủ trương, chính sách góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, chủ động góp ý, đề xuất các cơ chế, chính sách về phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nông dân” - Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền nhấn mạnh.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Bài cuối: Đưa vùng dân tộc tiến bước cùng Thủ đô

Bài cuối: Đưa vùng dân tộc tiến bước cùng Thủ đô

02 Apr, 05:48 AM

Kinhtedothi - Sự phát triển tiến bộ của vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đã góp sức cùng Nhân dân Thủ đô và cả nước trong công cuộc đổi mới, phát triển và bảo vệ Tổ quốc. Trong tình hình mới, vấn đề đặt ra là cần có những giải pháp nhằm tạo xung lực để đồng bào các dân tộc thiểu số của Thủ đô vững tin bước vào Kỷ nguyên mới.

Quảng Ngãi: còn những khó khăn trong xây dựng nông thôn mới

Quảng Ngãi: còn những khó khăn trong xây dựng nông thôn mới

01 Apr, 09:06 PM

Kinhtedothi-Đạt được những kết quả tích cực, góp phần tích cực thay đổi bộ mặt nông thôn và nâng cao đời sống của người dân nhưng Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) xây dựng nông thôn mới (NTM) ở Quảng Ngãi còn gặp nhiều khó khăn.

Hiện thực sinh động nhìn từ Hà Nội - Bài 2: Dấu ấn quyết sách đầu tư

Hiện thực sinh động nhìn từ Hà Nội - Bài 2: Dấu ấn quyết sách đầu tư

01 Apr, 06:51 AM

Kinhtedothi - Kể từ sau khi Nghị quyết số 88/2019/QH14 được Quốc hội ban hành, thông qua các cơ chế, chính sách đặc thù, Hà Nội đã huy động hơn 5.000 tỷ đồng để đầu tư phát triển toàn diện kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi của Thủ đô. Nhờ đó đến nay, TP đã cơ bản hoàn thành 100% các chỉ tiêu của Nghị quyết, về đích sớm trước 5 năm kế hoạch của giai đoạn 2021 - 2030.

5 năm thực hiện Nghị quyết số 88/2019/QH14 của Quốc hội Hiện thực sinh động nhìn từ Hà Nội

5 năm thực hiện Nghị quyết số 88/2019/QH14 của Quốc hội Hiện thực sinh động nhìn từ Hà Nội

31 Mar, 05:16 AM

Kinhtedothi - Công tác dân tộc là vấn đề chiến lược cơ bản, lâu dài, cấp bách, là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân và của cả hệ thống chính trị. Chính vì vậy, nhiều chủ trương lớn về phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi được Đảng ta đặc biệt chú trọng, trong đó có Nghị quyết số 88/2019/QH14 của Quốc hội phê duyệt “Đề án tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030”. Cùng với các tỉnh, TP của cả nước, Hà Nội đã tích cực tổ chức triển khai, ban hành nhiều cơ chế, chính sách đặc thù, đưa Nghị quyết số 88 thấm nhuần vào cuộc sống.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ