Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Hội thảo quy hoạch tỉnh Bình Dương giai đoạn 2021 - 2030

Kinhtedothi - Ngày 11/3, UBND tỉnh Bình Dương tổ chức hội thảo khoa học, định hướng chiến lược giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Ông Mai Hùng Dũng - Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Bình Dương chủ trì hội thảo

Tại hội thảo, các chuyên gia Viện Quy hoạch xây dựng miền Nam đã đưa ra ý kiến tham luận xoay quanh vai trò, vị trí của tỉnh Bình Dương trong bối cảnh phát triển vùng TP Hồ Chí Minh; quy hoạch sử dụng đất, phát huy nguồn lực đất đai; phát triển kết nối bền vững và thành phố thông minh cho Bình Dương…

Từ đó các chuyên gia đề xuất chiến lược quy hoạch tỉnh Bình Dương theo mô hình phát triển tập trung đa cực, cấu trúc đa trung tâm. Trong đó các cực phát triển kết nối vùng đô thị trung tâm dựa vào hệ thống giao thông gắn kết với TP Hồ Chí Minh. Tái cấu trúc các khu công nghiệp, hướng tới phát triển công nghệ cao gắn với việc tái đầu tư phát triển các khu đô thị chất lượng cao theo hướng đô thị thông minh; tập hợp và tăng mật độ các khu định cư phi chính thức, không cho phép phát triển mở rộng dàn trải…

GS.TS Nguyễn Trọng Hoài (trường Đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh) nhận định, tỷ trọng công nghiệp chiếm 60% trong cơ cấu GRDP Bình Dương, nên phải hướng đến chuyển đổi và thu hút mới theo hướng tận dụng chất thải, năng lượng tái tạo, tạo ra lợi ích môi trường, lợi ích xã hội, lợi ích kinh tế.

Vì vậy, GS.TS Nguyễn Trọng Hoài đã chỉ ra: "Thiết kế khu công nghiệp phải phù hợp với cộng đồng xã hội tạo sự hỗ trợ, tương tác cùng nhau phát triển. Bên cạnh đó cần có chính sách khuyến khích, ưu đãi bảo vệ môi trường, xử lý tái chế chất  thải, phát triển nền kinh tế tuần hoàn".

Cùng quan điểm trên, TS Trịnh Tú Anh - Viện trưởng Viện Đô thị thông minh và quản lý nêu ý kiến, hệ sinh thái kiểu mới cần đến nguồn nhân lực chất lượng cao thúc đẩy chuyển đổi số và đổi mới sáng tạo… mà Bình Dương đang có thế  mạnh, nên rất thuận lọi trong triển khai, thực hiện quy hoạch.

Phát biểu kết luận tại hội thảo, ông Mai Hùng Dũng cảm ơn các chuyên gia, nhà khoa học và các đại biểu đã đóng góp ý kiến; đồng thời nhấn mạnh ý nghĩa và tầm quan trọng của công tác quy hoạch chiến lược tỉnh Bình Dương giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn 2050 và mong muốn tiếp tục nhận được các ý kiến của các nhà khoa học và chuyên gia trong thời gian tới.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Giá thép hôm nay 7/7: tăng nhẹ

Giá thép hôm nay 7/7: tăng nhẹ

07 Jul, 06:13 AM

Kinhtedothi - Ngày 7/7, thị trường trong nước giữ nguyên giá bán; quặng sắt tăng khi Trung Quốc hành động để hạn chế tình trạng dư thừa công suất công nghiệp.

Giá kim loại đồng ngày 7/7: tăng mạnh trở lại

Giá kim loại đồng ngày 7/7: tăng mạnh trở lại

07 Jul, 06:12 AM

Kinhtedothi - Giá đồng tại London đã tăng gần mức cao nhất trong năm nay, khi các thương nhân đẩy mạnh mua vào giữa bối cảnh nguồn cung cạn kiệt do lượng lớn kim loại được chuyển sang Mỹ để tránh nguy cơ áp thuế.

Nhiều cơ hội bứt phá cho ngành xi măng

Nhiều cơ hội bứt phá cho ngành xi măng

06 Jul, 07:00 AM

Kinhtedothi - Dù đang chịu áp lực từ dư cung và chi phí sản xuất cao, ngành xi măng Việt Nam tiếp tục cho thấy sức bật khi tiêu thụ dự kiến tăng 2 – 3% trong năm 2025, lên mức 95 – 100 triệu tấn. Không chỉ là hiệu ứng từ đầu tư công, lực đẩy còn đến từ xu hướng đổi mới xanh, tín dụng ưu đãi, cải tiến công nghệ đón đầu bước ngoặt bứt phá trong nửa cuối năm.

Áp lực với nhà thầu, người dân

Áp lực với nhà thầu, người dân

04 Jul, 06:54 AM

Kinhtedothi - Giá vật liệu xây dựng (VLXD) tại Hà Nội đang có sự chênh lệch rõ rệt giữa các khu vực nội thành, ven đô và ngoại thành. Tình trạng này đang gây ra những tác động lớn tới công tác lập dự toán công trình, ảnh hưởng đến tiến độ thi công, hiệu quả đầu tư và cả người dân, những người phải gánh chi phí xây dựng ngày một tăng cao.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ