Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Hơn 300 ca cấp cứu do ngộ độc thức ăn trong 3 ngày nghỉ Tết

Kinhtedothi - Trong 3 ngày nghỉ Tết Quý Mão (từ ngày 29 Tết đến mùng 2 Tết), cả nước có 306 ca khám, cấp cứu do ngộ độc thức ăn, rối loạn tiêu hoá, chiếm 0,2% trong tổng số ca khám, cấp cứu. 3 ca tử vong do ngộ độc thuốc trừ sâu.

Theo tin từ Cục Quản lý Khám, chữa bệnh (Bộ Y tế) vào chiều 23/1 (tức mùng 2 Tết), trong 3 ngày nghỉ Tết Quý Mão đã có 1.511 ca cấp cứu tai nạn do đánh nhau (tăng 15 ca so với cùng kỳ 3 ngày nghỉ Tết Nhâm Dần 2022), trong đó có 604 ca phải nhập viện điều trị/theo dõi (chiếm 42%) và có 4 trường hợp tử vong.

Về tai nạn giao thông, sau 3 ngày nghỉ Tết, đã có 11.522 ca khám, cấp cứu liên quan đến tai nạn giao thông, tăng nhẹ 1,7% so với cùng kỳ Tết Nhâm Dần 2022. Số ca khám, cấp cứu liên quan đến tai nạn giao thông chiếm 8,1% trong tổng số khám, cấp cứu chung. Trong đó, có 4.309 trường hợp phải nhập viện điều trị, chiếm 37,4% trong tổng số khám, cấp cứu liên quan đến tai nạn giao thông (tăng 15% so với cùng kỳ Tết Nhâm Dần 2022). Đặc biệt, đã có 128 trường hợp tử vong do tai nạn giao thông, bao gồm cả tử vong trên đường đến bệnh viện và tiên lượng tử vong xin về, tăng 12 ca so với cùng kỳ Tết Nhâm Dần 2022.

Bệnh nhân ngộ độc rượu được điều trị tại Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai.

Ngoài ra, trong 3 ngày nghỉ đã có tổng cộng 6.174 trường hợp khám, cấp cứu do tai nạn sinh hoạt, lao động, chiếm 5,1% trong tổng số khám, cấp cứu bệnh viện, trong đó 11 trường hợp đã tử vong.

Cũng ghi nhận sự gia tăng về số lượng ca khám, cấp cứu là tai nạn do pháo nổ. Cụ thể, sau 3 ngày nghỉ Tết, có 311 trường hợp khám, cấp cứu do pháo nổ các loại, nhiều hơn 103 ca so với cùng kỳ Tết Nhâm Dần 2022; không có ca tử vong. Ngoài ra, có 29 trường hợp cấp cứu tai nạn do vũ khí, vật liệu nổ tự chế, trong đó ghi nhận 2 trường hợp tử vong.

Ngoài ra, tổng số ca khám, cấp cứu rối loạn tiêu hóa, ngộ độc thức ăn từ sáng mùng 1 Tết đến sáng mùng 2 Tết là 119 trường hợp, tăng 21,4% so với cùng ngày Tết Nhâm Dần 2022. Trong đó, 68 trường hợp được xác định là ngộ độc/say rượu, bia (giảm gần 3% so với cùng ngày Tết năm ngoái). Ngoài ra, ghi nhận 5 trường hợp khai do ngộ độc thức ăn tự chế biến, chưa phát hiện vụ ngộ độc thực phẩm.

Như vậy, trong 3 ngày nghỉ Tết, đã có 306 ca khám, cấp cứu do ngộ độc thức ăn, rối loạn tiêu hoá, chiếm 0,2% trong tổng số khám, cấp cứu. 3 ca tử vong do ngộ độc thuốc trừ sâu.

PGS.TS Lương Ngọc Khuê - Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh, cho biết, tính đến mùng 2 Tết, tổng số bệnh nhân hiện đang điều trị tại các cơ sở khám, chữa bệnh là 85.902 người. Tất cả các cơ sở khám, chữa bệnh đều thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của Bộ Y tế về tăng cường công tác khám, chữa bệnh trong dịp Tết, bảo đảm công tác thường trực cấp cứu cho Nhân dân.

Gia tăng ngộ độc rượu dịp cuối năm

Gia tăng ngộ độc rượu dịp cuối năm

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Từ vụ kẹo rau củ Kera: Cảnh báo xói mòn đạo đức kinh doanh

Từ vụ kẹo rau củ Kera: Cảnh báo xói mòn đạo đức kinh doanh

06 Apr, 05:49 PM

Kinhtedothi - Vụ án liên quan đến kẹo rau củ Kera và Quang Linh Vlogs, Hằng Du Mục bị bắt đã gióng lên hồi chuông cảnh báo về sự xói mòn đạo đức kinh doanh, sự vô trách nhiệm của người nổi tiếng với công chúng. Đây cũng là bài học cảnh báo người tiêu dùng từ việc tin vào quảng cáo sai sự thật thực phẩm chức năng trên mạng xã hội.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ