80 năm cách mạng tháng 8 và Quốc Khánh
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

TP Hồ Chí Minh:

Hướng dẫn chi tiết thủ tục chuyển trường cho học sinh sau sáp nhập hành chính

Kinhtedothi - Ngày 28/7, Sở GD&ĐT TP Hồ Chí Minh đã có văn bản hướng dẫn chi tiết về thủ tục chuyển trường cho học sinh sau khi sáp nhập các đơn vị hành chính giữa TP Hồ Chí Minh với các tỉnh Bình Dương và Bà Rịa – Vũng Tàu.

TP Hồ Chí Minh hướng dẫn chi tiết thủ tục chuyển trường sau sáp nhập hành chính. Ảnh: Yên Nội

Theo văn bản hướng dẫn mới nhất của Sở GD&ĐT TP Hồ Chí Minh, việc chuyển trường được quy định chặt chẽ để đảm bảo sự ổn định trong quá trình học tập của học sinh. Cụ thể, học sinh chỉ được phép chuyển trường vào hai thời điểm cố định: sau khi kết thúc học kỳ 1 hoặc trong thời gian nghỉ Hè. Quy định này nhằm giảm thiểu gián đoạn chương trình học và tạo điều kiện cho các trường quản lý học sinh hiệu quả hơn. Đáng chú ý, Sở GD&ĐT đã triển khai hệ thống nộp hồ sơ trực tuyến tại địa chỉ https://chuyentruong.hcm.edu.vn, giúp phụ huynh tiết kiệm thời gian và công sức khi làm thủ tục.

Quy trình chuyển trường áp dụng cho tất cả các cấp học, từ mầm non, tiểu học, trung học cơ sở (THCS) đến trung học phổ thông (THPT). Tùy thuộc vào việc chuyển trường trong nội thành, liên tỉnh hay từ nước ngoài về, các yêu cầu về hồ sơ và thẩm quyền tiếp nhận sẽ có sự khác biệt. Đặc biệt, đối với học sinh từ các trường quốc tế hoặc từ nước ngoài chuyển về, trường mới sẽ tổ chức khảo sát trình độ để đảm bảo xếp lớp phù hợp, đáp ứng nhu cầu học tập của học sinh.

Quy định chuyển trường đối với học sinh tiểu học, THCS, và THPT tại TP Hồ Chí Minh được nêu rõ trong văn bản, bao gồm các bước, hồ sơ cần thiết và thời gian xử lý. Đối với học sinh tiểu học, phụ huynh nộp đơn xin chuyển trường trực tiếp hoặc trực tuyến qua hệ thống https://chuyentruong.hcm.edu.vn.

Trong vòng 3 ngày làm việc, hiệu trưởng trường chuyển đến xem xét đơn dựa trên sĩ số lớp và điều kiện thực tế, đồng ý hoặc từ chối (nêu rõ lý do). Nếu được chấp thuận, phụ huynh nộp đơn cho trường chuyển đi và trong 3 ngày làm việc, hiệu trưởng trường chuyển đi trả hồ sơ. Trường chuyển đi hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ, trong khi trường chuyển đến tiếp nhận và xếp lớp. Đối với học sinh từ nước ngoài hoặc trường quốc tế về trường công, trường tiếp nhận thành lập hội đồng khảo sát trình độ trong 7 ngày làm việc để xếp lớp phù hợp. Hồ sơ bao gồm đơn xin chuyển trường, học bạ, thông tin học tập và kế hoạch giáo dục cá nhân (nếu có học sinh khuyết tật).

Đối với học sinh THCS và THPT, việc chuyển trường thường diễn ra vào cuối học kỳ 1 hoặc trong kỳ nghỉ Hè, trừ các trường hợp ngoại lệ do chủ tịch UBND xã/phường (THCS) hoặc giám đốc Sở GD&ĐT (THPT) quyết định. Trong TP Hồ Chí Minh, hiệu trưởng trường chuyển đi kiểm tra hồ sơ, cấp giấy giới thiệu và trường chuyển đến xem xét tiếp nhận dựa trên chỉ tiêu tuyển sinh. Hai trường cần trao đổi để thống nhất trước khi ký giấy chuyển đi/đến. Hồ sơ gồm đơn xin chuyển trường, học bạ bản chính, giấy giới thiệu và giấy tờ liên quan (nếu có).

Chuyển từ tỉnh khác đến TP Hồ Chí Minh, học sinh THCS cần giấy giới thiệu từ chủ tịch UBND xã/phường, còn học sinh THPT cần giấy chứng nhận trúng tuyển lớp đầu cấp và giấy giới thiệu từ hiệu trưởng hoặc Sở GD&ĐT nơi đi. Nếu Sở GD&ĐT đã phân cấp, giấy giới thiệu của Sở không bắt buộc. Chuyển từ TP Hồ Chí Minh đi tỉnh khác, quy trình tương tự, với chủ tịch UBND xã/phường (THCS) hoặc hiệu trưởng (THPT) kiểm tra và cấp giấy giới thiệu.

Hồ sơ gồm: đơn xin chuyển trường (có sự đồng ý tiếp nhận của trường chuyển đến); học bạ (bản chính); giấy chứng nhận trúng tuyển vào lớp đầu cấp THPT quy định cụ thể loại hình trường được tuyển (công lập hoặc tư thục); giấy giới thiệu chuyển trường do hiệu trưởng nhà trường nơi đi cấp (với cấp THPT); giấy giới thiệu chuyển trường do hiệu trưởng THCS và giấy giới thiệu chuyển trường do UBND xã, phường, đặc khu nơi đi cấp (với cấp THCS).

Năm 2025: trường nào, ngành nào có điểm sàn cao nhất?

Năm 2025: trường nào, ngành nào có điểm sàn cao nhất?

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Năm 2025: trường nào, ngành nào có điểm sàn cao nhất?

Năm 2025: trường nào, ngành nào có điểm sàn cao nhất?

28 Jul, 02:07 PM

Kinhtedothi – Năm 2025, do phổ điểm thi tốt nghiệp THPT giảm nên điểm sàn của hầu hết các trường đại học, học viện giảm so với năm 2024. Điểm lại điểm sàn của trên 200 trường đại học đã công bố, có thể thấy, cao nhất là Học viện Ngoại giao với điểm sàn là 25 ở tổ hợp C00.

Công việc của người yêu con số

Công việc của người yêu con số

26 Jul, 05:05 AM

Kinhtedothi - Cũng liên quan đến tiền, những con số như quản lý tài chính, lập báo cáo tài chính, nhưng kế toán công là một lĩnh vực có tính chất tương đối nhẹ nhàng, không quá nhiều áp lực. Đây thực sự là ngành nghề phù hợp với những người yêu toán và những con số nhưng mong muốn có sự ổn định, nhẹ nhàng trong công việc.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ