Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Huyện Ba Vì có 3 xã đủ điều kiện đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu

Kinhtedothi - Sau khi đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, 3 xã thuộc huyện Ba Vì gồm: Sơn Đà, Phong Vân, Vạn Thắng tiếp tục huy động nguồn lực hoàn thiện các tiêu chí. Đến nay, cả 3 xã đều đủ điều kiện trình cấp có thẩm quyền xem xét, công nhận đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu.
Đường giao thông phong quang, sạch đẹp tại xã Phong Vân.

Là những địa phương nằm cách xa trung tâm huyện Ba Vì và có xuất phát điểm khi bắt tay vào xây dựng nông thôn mới với nhiều khó khăn, tuy nhiên, xã Sơn Đà và xã Vạn Thắng đều hoàn thành xây dựng nông thôn mới nâng cao vào năm 2022; sang năm 2023, xã Phong Vân cũng được công nhận đạt chuẩn.

Xác định xây dựng nông thôn mới là hành trình có điểm đầu nhưng không có điểm kết thúc, 3 xã đã bắt tay vào xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu với tinh thần quyết liệt, chủ động. Từ năm 2021 đến nay, hàng trăm tỷ đồng đã được các địa phương huy động để hoàn thiện các tiêu chí nâng cao theo Bộ tiêu chí xã nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 - 2025.

3 xã: Sơn Đà, Phong Vân, Vạn Thắng đều đủ điều kiện đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu trên lĩnh vực Giáo dục và Đào tạo.

Đến nay, diện mạo nông thôn mới của 3 xã: Sơn Đà, Phong Vân và Vạn Thắng tiếp tục ghi nhận nhiều chuyển biến tích cực, toàn diện. Đời sống vật chất, tinh thần của người dân không ngừng được cải thiện và nâng cao. Thu nhập bình quân đầu người dân của 3 xã trong kỳ thống kê gần nhất đều đã đạt trên 70 triệu đồng/năm, cao hơn 10% so với bình quân của xã nông thôn mới nâng cao. Tỷ lệ hộ nghèo giảm dần qua từng năm; nhiều thôn không còn hộ nghèo.

An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững. Người dân các địa phương hài lòng với kết quả xây dựng nông thôn mới. Quá trình xây dựng nông thôn mới tại các địa phương cũng không ghi nhận tình trạng nợ đọng xây dựng cơ bản. 3/3 thôn có các mô hình thôn thông minh…

Mô hình nuôi trồng thuỷ sản mang lại giá trị kinh tế cao tại xã Vạn Thắng.

Ngày 6/11, đoàn thẩm định nông thôn mới TP Hà Nội đã tiến hành kiểm tra, đánh giá kết quả xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu tại 3 xã: Sơn Đà, Phong Vân và Vạn Thắng. Các thành viên đoàn, đại diện cho nhiều sở ngành của TP Hà Nội, đều đánh giá cao kết quả đạt được trong xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu của 3 địa phương.

Trên cơ sở xem xét toàn diện, khách quan hồ sơ và thực tế kết quả, các thành viên đoàn thẩm định nông thôn mới TP Hà Nội thống nhất 3 xã: Sơn Đà, Phong Vân và Vạn Thắng, đều đủ điều kiện trình cấp có thẩm quyền xem xét, công nhận đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu trên các lĩnh vực: Giáo dục và Đào tạo. Riêng xã Phong Vân còn đạt chuẩn kiểu mẫu trên lĩnh vực y tế.

Phó Chánh Văn phòng chuyên trách Văn phòng Điều phối chương trình xây dựng nông thôn mới Hà Nội Ngọ Văn Ngôn phát biểu tại hội nghị thẩm định ngày 6/11.

Tại buổi thẩm định ngày 6/11, Phó Chánh Văn phòng chuyên trách Văn phòng Điều phối chương trình xây dựng nông thôn mới Hà Nội Ngọ Văn Ngôn ghi nhận, đánh giá cao kết quả xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu của 3 xã: Sơn Đà, Phong Vân và Vạn Thắng. Đồng thời đề nghị huyện Ba Vì chỉ đạo các phòng, ban phối hợp chặt chẽ với 3 xã sớm hoàn thiện hồ sơ, tài liệu minh chứng, gửi Hội đồng thẩm định xem xét, công nhận đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu năm 2024.

Ông Ngọ Văn Ngôn cũng nhấn mạnh, xây dựng nông thôn mới là hành trình có điểm đầu nhưng không có điểm kết thúc. Do đó, cấp uỷ, chính quyền và Nhân dân 3 xã không hài lòng với kết quả đã đạt được. Tiếp tục quan tâm đầu tư và làm tốt công tác thông tin, tuyên truyền để huy động sự tham gia của cả hệ thống chính trị, phấn đấu đưa 3 xã hoàn thành xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu toàn diện.

Nhà văn hoá thôn Tân Phong 2 xã Phong Vân.
Giao thông nông thôn là điểm sáng của 3 xã: Sơn Đà, Phong Vân, Vạn Thắng.
 

Ngày 6/11, đoàn thẩm định nông thôn mới TP Hà Nội cũng đã tiến hành kiểm tra thực tế, đánh giá kết quả xây dựng nông thôn mới nâng cao tại xã Minh Quang (huyện Ba Vì). Kết quả, xã Minh Quang đủ điều kiện trình cấp có thẩm quyền công nhận đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2024.

Thẩm định 3 xã nông thôn mới nâng cao cuối cùng của huyện Hoài Đức

Thẩm định 3 xã nông thôn mới nâng cao cuối cùng của huyện Hoài Đức

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Bài cuối: Đưa vùng dân tộc tiến bước cùng Thủ đô

Bài cuối: Đưa vùng dân tộc tiến bước cùng Thủ đô

02 Apr, 05:48 AM

Kinhtedothi - Sự phát triển tiến bộ của vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đã góp sức cùng Nhân dân Thủ đô và cả nước trong công cuộc đổi mới, phát triển và bảo vệ Tổ quốc. Trong tình hình mới, vấn đề đặt ra là cần có những giải pháp nhằm tạo xung lực để đồng bào các dân tộc thiểu số của Thủ đô vững tin bước vào Kỷ nguyên mới.

Quảng Ngãi: còn những khó khăn trong xây dựng nông thôn mới

Quảng Ngãi: còn những khó khăn trong xây dựng nông thôn mới

01 Apr, 09:06 PM

Kinhtedothi-Đạt được những kết quả tích cực, góp phần tích cực thay đổi bộ mặt nông thôn và nâng cao đời sống của người dân nhưng Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) xây dựng nông thôn mới (NTM) ở Quảng Ngãi còn gặp nhiều khó khăn.

Hiện thực sinh động nhìn từ Hà Nội - Bài 2: Dấu ấn quyết sách đầu tư

Hiện thực sinh động nhìn từ Hà Nội - Bài 2: Dấu ấn quyết sách đầu tư

01 Apr, 06:51 AM

Kinhtedothi - Kể từ sau khi Nghị quyết số 88/2019/QH14 được Quốc hội ban hành, thông qua các cơ chế, chính sách đặc thù, Hà Nội đã huy động hơn 5.000 tỷ đồng để đầu tư phát triển toàn diện kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi của Thủ đô. Nhờ đó đến nay, TP đã cơ bản hoàn thành 100% các chỉ tiêu của Nghị quyết, về đích sớm trước 5 năm kế hoạch của giai đoạn 2021 - 2030.

5 năm thực hiện Nghị quyết số 88/2019/QH14 của Quốc hội Hiện thực sinh động nhìn từ Hà Nội

5 năm thực hiện Nghị quyết số 88/2019/QH14 của Quốc hội Hiện thực sinh động nhìn từ Hà Nội

31 Mar, 05:16 AM

Kinhtedothi - Công tác dân tộc là vấn đề chiến lược cơ bản, lâu dài, cấp bách, là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân và của cả hệ thống chính trị. Chính vì vậy, nhiều chủ trương lớn về phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi được Đảng ta đặc biệt chú trọng, trong đó có Nghị quyết số 88/2019/QH14 của Quốc hội phê duyệt “Đề án tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030”. Cùng với các tỉnh, TP của cả nước, Hà Nội đã tích cực tổ chức triển khai, ban hành nhiều cơ chế, chính sách đặc thù, đưa Nghị quyết số 88 thấm nhuần vào cuộc sống.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ