Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Huyện Mỹ Đức: Hướng tới phổ cập kỹ năng số cho toàn dân

Kinhtedothi-Phong trào “Bình dân học vụ số” đang mở ra cơ hội để mọi người dân, từ nông dân, công chức đến học sinh, đều có thể tiếp cận công nghệ, tri thức, góp phần đưa Mỹ Đức vươn xa trên hành trình chuyển đổi số bền vững.

Xác định mọi người dân đều được trang bị kiến thức, kỹ năng số cần thiết để áp dụng trong cuộc sống hằng ngày nhằm nắm bắt, tận dụng, khai thác, thụ hưởng những thành quả của khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và CĐS mang lại, huyện Mỹ Đức đã triển khai sâu rộng phong trào “Bình dân học vụ số” đến tận thôn, tổ dân phố, khu dân cư trên địa bàn huyện. Huyện Mỹ Đức đã đặt ra những mục tiêu cụ thể.

Cán bộ xã Hồng Sơn hướng dẫn người dân cài đặt iHanoi và phần mềm VNeID.

Theo đó, năm 2025, có trên 95% cán bộ, công chức, viên chức và người lao động huyện có hiểu biết về CĐS, kiến thức và kỹ năng số, sử dụng được các nền tảng, dịch vụ số phục vụ công việc.

100% học sinh trung học trên địa bàn huyện được trang bị kiến thức, kỹ năng số để phục vụ học tập, nghiên cứu và sáng tạo, có kỹ năng an toàn trong học tập và tương tác xã hội trong môi trường số.

Trên 85% người dân trong độ tuổi trưởng thành có tri thức cơ bản về CĐS, có kỹ năng số, sử dụng được thiết bị thông minh để khai thác thông tin, sử dụng nền tảng, dịch vụ số thiết yếu, biết bảo vệ bản thân trên môi trường số...

Phấn đấu 85% dân số trong độ tuổi trưởng thành có điện thoại thông minh. Tỷ lệ dâu số trưởng thành tại đô thị có tài khoản thanh toán điện tử trên 50%.

80% người lao động trong các doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hợp tác xã có kiến thức cơ bản về công nghệ số, có kỹ năng số, sử dụng được thiết bị thông minh để phục vụ sản xuất, kinh doanh, nâng cao năng suất lao động.

Năm 2026, 100% cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong khu vực công có hiểu biết về CĐS, kiến thức và kỹ năng số, sử dụng được các nền tảng, dịch vụ số phục vụ công việc.

100% học sinh từ cấp tiểu học được trang bị kiến thức, kỹ năng số để phục vụ học tập, nghiên cứu và sáng tạo, nhận biết được nguy cơ, có kỹ năng bảo đảm an toàn trong môi trường số.

100% người dân trưởng thành có tri thức cơ bản về CĐS, có kỹ năng số, sử dụng tốt thiết bị thông minh để khai thác thông tin, sử dụng nền tảng, dịch vụ số thiết yếu, tham gia tương tác, an toàn trên môi trường số.

Phấn đấu trên 90% dân số trưởng thành có điện thoại thông minh. Tỷ lệ dân số trưởng thành tại đô thị có tài khoản thanh toán điện tử trên 60%.

100% người lao động trong các doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hợp tác xã có kiến thức về công nghệ số, có kỹ năng số, sử dụng tốt thiết bị thông minh để phục vụ sản xuất, kinh doanh, nâng cao năng suất lao động.

Phó Chủ tịch UBND huyện Mỹ Đức Lê Văn Trang cho biết, trong bối cảnh kỷ nguyên số, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học và công nghệ, đặc biệt là các công nghệ 4.0 như trí tuệ nhân tạo (AI), dữ liệu lớn (bigdata),… chúng ta lại tiếp tục một sứ mệnh mới: Nâng cao kỹ năng số, phổ cập tri thức công nghệ, giúp mọi người dân tiếp cận với các công cụ hiện đại để học tập, làm việc và phát triển.

“Phong trào “Bình dân học vụ số” được triển khai sẽ góp phần xây dựng xã hội học tập, thúc đẩy chuyển đổi số một cách toàn diện ở địa phương. Phong trào “Bình dân học vụ số” đang mở ra cơ hội để mọi người dân, từ nông dân, công chức đến học sinh, đều có thể tiếp cận công nghệ, tri thức, góp phần đưa Mỹ Đức vươn xa trên hành trình CĐS bền vững” – ông Lê Văn Trang nhấn mạnh.

Siết chặt an toàn thực phẩm tại huyện Mỹ Đức

Siết chặt an toàn thực phẩm tại huyện Mỹ Đức

Giao 554,3m2 đất cho huyện Mỹ Đức để thực hiện dự án Xây dựng hạ tầng kỹ thuật

Giao 554,3m2 đất cho huyện Mỹ Đức để thực hiện dự án Xây dựng hạ tầng kỹ thuật

Huyện Mỹ Đức: giám sát chặt chẽ công tác quản lý đất đai, trật tự xây dựng

Huyện Mỹ Đức: giám sát chặt chẽ công tác quản lý đất đai, trật tự xây dựng

Dòng sự kiện:
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Lừa đảo tinh vi núp bóng fanpage có tích xanh

Lừa đảo tinh vi núp bóng fanpage có tích xanh

22 May, 03:07 PM

Kinhtedothi - Từng được xem là biểu tượng xác thực uy tín, nay dấu tích xanh trên mạng xã hội đang bị kẻ gian lợi dụng để thực hiện hành vi lừa đảo ngày càng tinh vi. Trước thực trạng này, người dùng cần nâng cao cảnh giác và kỹ năng tự bảo vệ mình trong môi trường số.

Trách nhiệm người đứng đầu trong triển khai nhiệm vụ phát triển KHCN, chuyển đổi số của cơ quan, tổ chức

Trách nhiệm người đứng đầu trong triển khai nhiệm vụ phát triển KHCN, chuyển đổi số của cơ quan, tổ chức

21 May, 05:33 PM

Kinhtedothi - Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình vừa ký Quyết định số 970/QĐ-TTg quy định trách nhiệm người đứng đầu các cơ quan nhà nước trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện nhiệm vụ về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số của cơ quan, tổ chức.

Cảnh báo làn sóng lừa đảo Deepfake

Cảnh báo làn sóng lừa đảo Deepfake

21 May, 04:46 PM

Kinhtedothi - Công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) đang bị lợi dụng để thực hiện các hành vi lừa đảo tinh vi trên không gian mạng. Đáng lo ngại, chính người dùng mạng xã hội đang trở thành "mồi ngon" cho tội phạm, khi vô tư chia sẻ hình ảnh và thông tin cá nhân.

Thái Nguyên: tích cực triển khai chương trình “Bình dân học AI”

Thái Nguyên: tích cực triển khai chương trình “Bình dân học AI”

21 May, 01:54 PM

Kinhtedothi - Trí tuệ nhân tạo (AI) đang ngày càng minh chứng vai trò quan trọng trong cuộc sống hiện đại. Không chỉ là công cụ hỗ trợ đắc lực cho lao động sản xuất, AI còn giúp mở ra cơ hội tiếp cận tri thức toàn cầu, tạo đột phá trong quá trình chuyển đổi số. Nhằm hướng tới hiện thực hóa mục tiêu đưa Thái Nguyên trở thành trung tâm chuyển đổi số của khu vực Trung du, miền núi phía Bắc, tỉnh đang tích cực triển khai chương trình “Bình dân học AI”.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ