Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Siết chặt an toàn thực phẩm tại huyện Mỹ Đức

Kinhtedothi - Triển khai Tháng hành động vì an toàn thực phẩm năm 2025 của TP Hà Nội, thời gian qua, các cơ quan chức năng của huyện Mỹ Đức đã phát hiện, lập biên bản xử phạt hành chính hàng chục cơ sở sản xuất - kinh doanh vi phạm quy định về an toàn thực phẩm.

Xử phạt nghiêm vi phạm

Từ đầu năm 2025 đến nay, công tác an toàn thực phẩm tiếp tục được cấp uỷ, chính quyền huyện Mỹ Đức quan tâm. Ban Chỉ đạo An toàn thực phẩm của huyện đã ban hành và triển khai đồng bộ, hiệu quả nhiều hoạt động, giải pháp về công tác an toàn thực phẩm.

Triển khai Tháng hành động vì an toàn thực phẩm năm 2025 của TP Hà Nội, huyện Mỹ Đức đã sớm ban hành kế hoạch, thành lập Ban Chỉ đạo và phân công nhiệm vụ, trách nhiệm cho từng thành viên. Đặc biệt, công tác tuyên truyền được chính quyền các cấp tổ chức sớm, thường xuyên với nhiều hình thức.

Công tác xử lý vi phạm được huyện Mỹ Đức chú trọng. Trưởng phòng Y tế huyện Mỹ Đức Trần Ngọc Tráng cho biết trong Tháng hành động vì an toàn thực phẩm năm 2025, Ban Chỉ đạo An toàn thực phẩm từ tuyến huyện đến xã, thị trấn đã đồng loạt ra quân tổ chức kiểm tra việc chấp hành các quy định về an toàn thực phẩm của các cơ sở sản xuất - kinh doanh tại các lễ hội, khu vực trường học. 

Đoàn liên ngành số 2 TP Hà Nội kiểm tra một bếp ăn tập thể tại huyện Mỹ Đức hồi cuối tháng 4/2025.

Từ ngày 15/4 đến nay, 21 đoàn kiểm tra tuyến huyện và các xã, thị trấn đã kiểm tra tổng số 195 cơ sở. Qua giám sát, cơ quan chức năng của huyện Mỹ Đức phát hiện 2 cơ sở vi phạm quy định về an toàn thực phẩm; lập biên bản và xử phạt hành chính 5,5 triệu đồng. Đồng thời, buộc tiêu huỷ 60 lít rượu và 30kg bim bim không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Tính từ đầu năm 2025 đến nay, trên địa bàn huyện Mỹ Đức còn ghi nhận hàng chục trường hợp vi phạm quy định về an toàn thực phẩm khác. Trong đó, có 9 cơ sở kinh doanh tại lễ hội chùa Hương, bị kiểm tra, lập biên bản xử phạt với tổng số tiền phạt là 13,5 triệu đồng. Hiện, toàn huyện chưa ghi nhận ca ngộ độc thực phẩm nào.

Nâng cao nhận thức của các chủ thể

Tại cuộc làm việc với Đoàn liên ngành số 2 TP Hà Nội mới đây, Phó Chủ tịch Thường trực UBND huyện Mỹ Đức Đặng Văn Cảnh nhấn mạnh, công tác bảo đảm an toàn thực phẩm trên địa bàn huyện nói chung luôn được địa phương quan tâm, chú trọng, với quan điểm là chỉ đạo quyết liệt, xử lý nghiêm, khắc phục triệt để vi phạm trên tinh thần không có vùng cấm. 

Thời gian qua, nhiều cơ sở vi phạm các quy định về an toàn thực phẩm đã bị cơ quan chức năng của huyện xử lý nghiêm. Dù vậy, khó khăn theo ông Cảnh chưa phải đã hết. Nguyên nhân là bởi huyện Mỹ Đức có đến gần 9.000 cơ sở sản xuất - kinh doanh, nhưng chủ yếu là nhỏ lẻ. Số lượng cơ sở thường xuyên biến động, tạm ngừng hoạt động hoặc đổi chủ...

Để làm tốt hơn công tác bảo đảm an toàn thực phẩm, ông Đặng Văn Cảnh mong muốn tiếp tục nhận được sự quan tâm phối hợp, hướng dẫn của các sở ngành TP Hà Nội, đặc biệt là trong công tác tập huấn, hướng dẫn các quy định pháp luật về an toàn thực phẩm và xử lý các cơ sở vi phạm kinh doanh online, thương mại điện tử...

Làm việc với UBND huyện Mỹ Đức về triển khai Tháng hành động vì an toàn thực phẩm năm 2025 ít ngày trước, ông Vũ Văn Dũng - Phó Trưởng phòng Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường (Sở Nông nghiệp và Môi trường Hà Nội), đại diện Đoàn liên ngành số 2 TP Hà Nội, đã ghi nhận và đánh giá cao kết quả triển khai thực hiện chỉ đạo của TP Hà Nội trên địa bàn huyện.

Theo ông Vũ Văn Dũng, công tác chỉ đạo, điều hành đã được cấp huyện, các xã, thị trấn của huyện Mỹ Đức quan tâm thực hiện; tuy nhiên, kết quả kiểm tra, xử lý đối với vi phạm của các cơ sở sản xuất - kinh doanh thực phẩm thuộc thẩm quyền quản lý ở cấp xã vẫn còn khá hạn chế. Vi phạm được phát hiện, bị xử lý chưa nhiều, dù số lượng cơ sở rất lớn.

Thời gian tới, đại diện Đoàn liên ngành số 2 TP Hà Nội đề nghị huyện Mỹ Đức tiếp tục làm tốt công tác thông tin, tuyên tuyền, tập huấn, hướng dẫn nhằm nâng cao nhận thức của các chủ thể sản xuất - kinh doanh thực phẩm, dịch vụ ăn uống, nhất là tại các khu vực đông dân cư, lễ hội. Bên cạnh đó, cần tăng cường công tác kiểm tra đột xuất, xử phạt nghiêm các hành vi vi phạm về an toàn thực phẩm theo quy định pháp luật để tạo sức răn đe.

Trích dẫn
Trích dẫn 1

“Các địa phương cần coi việc bảo đảm an toàn thực phẩm là nhiệm vụ thường xuyên để tổ chức chỉ đạo triển khai thực hiện xuyên suốt cả năm, thay vì chỉ quyết liệt kiểm tra, xử lý trong Tháng hành động vì an toàn thực phẩm…”

(Phó Trưởng đoàn liên ngành số 2 TP Hà Nội về Tháng hành động vì an toàn thực phẩm năm 2025 Nguyễn Thị Thu Hằng)

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Bộ Khoa học và Công nghệ: tư duy lớn, hành động quyết liệt

Bộ Khoa học và Công nghệ: tư duy lớn, hành động quyết liệt

14 Jul, 09:51 PM

Kinhtedothi - Với cách làm mới, hành động quyết liệt, trách nhiệm, các nhiệm vụ trọng tâm của Bộ KH&CN trong nửa đầu năm đã được triển khai hiệu quả, tạo ra những giá trị thực chất, đóng góp tích cực vào sự phát triển chung của đất nước.

Điện Biên: Hợp tác xã loay hoay tìm lối ra

Điện Biên: Hợp tác xã loay hoay tìm lối ra

14 Jul, 05:16 PM

Kinhtedothi - Dù được kỳ vọng là động lực phát triển kinh tế nông thôn, nhiều hợp tác xã (HTX) tại tỉnh Điện Biên vẫn hoạt động cầm chừng, thiếu hiệu quả, khó cạnh tranh và chưa phát huy vai trò trong nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho thành viên.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ