Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Huyện Phúc Thọ: dồn sức sản xuất cây vụ Đông, không để ruộng đồng bỏ hoang

Kinhtedothi - Với tinh thần ứng phó từ sớm, từ xa và chủ động theo phương châm “4 tại chỗ”, huyện Phúc Thọ đã hạn chế được thấp nhất thiệt hại do bão số 3. Hiện, chính quyền địa phương đang tập trung khắc phục thiệt hại sau thiên tai gắn với sản xuất vụ Đông năm 2024.

Tích cực khắc phục sau thiên tai

Trong cơn bão số 3, huyện Phúc Thọ không ghi nhận thương vong về người và thiệt hại lớn về tài sản của Nhân dân. Tuy nhiên, sản xuất nông nghiệp chịu ảnh hưởng khá lớn.

Thống kê của Phòng Kinh tế huyện cho thấy, bão số 3 và mưa lũ sau bão đã khiến hơn 1.000ha lúa bị ngập, gãy, đổ, trong đó có 145ha bị ngập sâu. Gần 300ha rau màu bị hư hỏng. Diện tích cây ăn quả bị ảnh hưởng năng suất khoảng 450ha.

Toàn huyện cũng ghi nhận có khoảng 14ha nhà màng, nhà lưới bị hư hỏng, tốc mái. Hơn 41ha diện tích nuôi trồng thủy sản bị ngập và gần 600 con gia súc, gia cầm bị chết, cuốn trôi…

Vận hành máy bơm tiêu thoát nước trong đồng ruộng tại huyện Phúc Thọ.

Trưởng phòng Kinh tế huyện Phúc Thọ Cấn Văn Hồng cho biết, ngay sau khi bão số 3 đi qua và mưa lũ giảm, huyện đã chỉ đạo các xã huy động lực lượng tập trung khơi thông dòng chảy để cây lúa, hoa màu tiếp tục phát triển.

“Đối với những diện tích bị gãy, đổ, huyện khuyến cáo bà con thu hoạch sớm; thực hiện thu hoạch lúa đến đâu thì làm đất để chuẩn bị gieo trồng cây vụ Đông đến đó…” - ông Cấn Văn Hồng nói thêm.

Ghi nhận trong ngày 15/9, Công ty TNHH MTV đầu tư phát triển thuỷ lợi Sông Tích đang duy trì vận hành 5 trạm bơm với 20 tổ máy bơm, tổng công suất hàng trăm mét khối mỗi giờ, tập trung tiêu úng cho những diện tích lúa và hoa màu còn đang bị ngập.

Gieo trồng sớm cây vụ Đông

Trước ảnh hưởng của thiên tai gây ảnh hưởng đến năng suất nông nghiệp, UBND huyện Phúc Thọ đã rà soát, bổ sung kế hoạch tăng thêm diện tích sản xuất vụ Đông 2024, tập trung vào nhóm cây trồng.

Theo đó, huyện phấn đấu tăng thêm khoảng 200ha diện tích rau màu ngắn ngày. Đồng thời, tổ chức vụ Đông sớm, ngay khi nước lũ rút đối với những diện tích cây trồng không còn thu hoạch được.

Nông dân xã Liên Hiệp (huyện Phúc Thọ) chăm sóc rau màu.

Chủ tịch UBND huyện Phúc Thọ Nguyễn Đình Sơn cho biết, trước những thiệt hại lớn về sản xuất nông nghiệp do bão số 3 và mưa lũ sau bão, huyện xác định vụ Đông là vụ chính, có ý nghĩa quan trọng trong đảm bảo thu nhập, ổn định đời sống cho Nhân dân và duy trì tăng trưởng cho huyện trong năm 2024.

Với ý nghĩa quan trọng nêu trên, ông Nguyễn Đình Sơn đề nghị các phòng ban chuyên môn, các xã, thị trấn tập trung dồn sức cho sản xuất cây vụ Đông 2024. Nhiệm vụ cấp bách trước mắt là tổ chức chiến dịch nạo vét kênh mương thuỷ lợi để phục hồi sản xuất.

“Các cấp chính quyền và người dân cần xác định sản xuất hiệu quả vụ Đông không phải là trách nhiệm của riêng ai. Nếu không sản xuất tốt vụ Đông sắp tới thì lãnh đạo các xã, thị trấn phải chịu trách nhiệm trước tiên…” - ông Nguyễn Đình Sơn nhấn mạnh.

Nói về hoạt động của các hợp tác xã, Chủ tịch UBND huyện Phúc Thọ Nguyễn Đình Sơn cho rằng các hợp tác cần nâng cao hơn nữa vai trò trách nhiệm, nỗ lực để hoạt động hiệu quả hơn; đồng thời đề nghị Phòng Kinh tế tiếp tục rà soát, đánh giá, đơn vị nào hoạt động không hiệu quả thì kiên quyết giải thể.

Trong thời gian tới, ông Nguyễn Đình Sơn đề nghị Phòng Kinh tế tiếp tục phối hợp với các xã, thị trấn rà soát những diện tích đất nông nghiệp để tổ chức các mô hình sản xuất nông nghiệp phù hợp với tiềm năng, lợi thế; phần đấu không để diện tích đất nào bị bỏ hoang. 

 

“Để vụ Đông 2024 thắng lợi, huyện chỉ đạo mỗi tổ chức chính trị - xã hội đảm nhận 1 mô hình sản xuất; mỗi xã, thị trấn đăng ký 1 mô hình trồng cây vụ Đông. Bên cạnh thực hiện hỗ trợ sản xuất theo nghị quyết của HĐND TP Hà Nội, huyện cũng giao Phòng Tài chính vận dụng linh hoạt cơ chế, chính sách để hỗ trợ thêm cho các mô hình sản xuất nông nghiệp trong vụ Đông 2024…” - Bí thư Huyện uỷ Phúc Thọ Nguyễn Doãn Hoàn.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Bài cuối: Đưa vùng dân tộc tiến bước cùng Thủ đô

Bài cuối: Đưa vùng dân tộc tiến bước cùng Thủ đô

02 Apr, 05:48 AM

Kinhtedothi - Sự phát triển tiến bộ của vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đã góp sức cùng Nhân dân Thủ đô và cả nước trong công cuộc đổi mới, phát triển và bảo vệ Tổ quốc. Trong tình hình mới, vấn đề đặt ra là cần có những giải pháp nhằm tạo xung lực để đồng bào các dân tộc thiểu số của Thủ đô vững tin bước vào Kỷ nguyên mới.

Quảng Ngãi: còn những khó khăn trong xây dựng nông thôn mới

Quảng Ngãi: còn những khó khăn trong xây dựng nông thôn mới

01 Apr, 09:06 PM

Kinhtedothi-Đạt được những kết quả tích cực, góp phần tích cực thay đổi bộ mặt nông thôn và nâng cao đời sống của người dân nhưng Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) xây dựng nông thôn mới (NTM) ở Quảng Ngãi còn gặp nhiều khó khăn.

Hiện thực sinh động nhìn từ Hà Nội - Bài 2: Dấu ấn quyết sách đầu tư

Hiện thực sinh động nhìn từ Hà Nội - Bài 2: Dấu ấn quyết sách đầu tư

01 Apr, 06:51 AM

Kinhtedothi - Kể từ sau khi Nghị quyết số 88/2019/QH14 được Quốc hội ban hành, thông qua các cơ chế, chính sách đặc thù, Hà Nội đã huy động hơn 5.000 tỷ đồng để đầu tư phát triển toàn diện kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi của Thủ đô. Nhờ đó đến nay, TP đã cơ bản hoàn thành 100% các chỉ tiêu của Nghị quyết, về đích sớm trước 5 năm kế hoạch của giai đoạn 2021 - 2030.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ