Hy vọng mong manh

Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Chưa đầy 10 ngày sau khi Hội nghị quốc tế về Syria (Geneva 2) tại Thụy Sĩ kết thúc trong bế tắc, hôm 10/2 Chính phủ và các lực lượng đối lập Syira đã chấp nhận tham gia vòng đàm phán thứ hai nhằm tìm cách giải quyết cuộc khủng hoảng kéo dài từ tháng 3/2011 đến nay.

Những nỗ lực trung gian ''con thoi'' của ông Lakhdar Brahimi - Đặc phái viên của Liên Hợp quốc (LHQ) và Liên đoàn Arab đã đem lại kết quả khi các bên tham gia đã sẵn sàng đối thoại trực tiếp. Đặc sứ Brahimi cũng kêu gọi hai bên hướng tới các cuộc thảo luận về cách thức ngăn chặn xung đột và đạt đồng thuận về thời kỳ chuyển tiếp chính trị ở Syria. Các nhà quan sát nhận định việc đưa các bên ở Syria vào cùng một bàn đàm phán là bước đi đúng hướng, song chưa có dấu hiệu nào cho thấy vòng đàm phán thứ hai có thể đạt tiến bộ tiến tới chấm dứt cuộc nội chiến đẫm máu ở quốc gia này.
Nỗ lực của Đặc phái viên Lakhdar Brahimi đã mang lại những tín hiệu tích cực.  Ảnh: AP
Nỗ lực của Đặc phái viên Lakhdar Brahimi đã mang lại những tín hiệu tích cực. Ảnh: AP
Tuy nhiên, việc các bên tại Syria trực tiếp “mặc cả” trên bàn đàm phán chỉ đem lại hy vọng mong manh cho người dân quốc gia Trung Đông này. Trên thực tế, trong ngày đàm phán riêng rẽ đầu tiên, hai bên tiếp tục
Dự kiến ngày 14/2, tại Thụy Sĩ sẽ diễn ra cuộc gặp cấp thứ trưởng ngoại giao giữa Nga - Mỹ - Liên Hợp quốc - Liên đoàn Arập nhằm đảm bảo phối hợp kịp thời trong việc khích lệ các bên Syria thể hiện sự mềm mỏng và đi tới thỏa thuận trên cơ sở Tuyên bố chung Geneva.
đổ lỗi và không bên nào chịu lùi bước. Chính quyền của Tổng thống Assad khẳng định các cuộc đàm phán chỉ nên tập trung vào cuộc chiến chống "khủng bố", còn phe đối lập lại đòi ưu tiên bàn thảo việc loại bỏ ông Assad. Trong khi đó, quá trình tiêu hủy vũ khí hóa học tại Syria đã đạt một số tiến bộ đáng kể. Tổng Giám đốc Tổ chức Cấm vũ khí hóa học (OPCW) Ahmet Uzumcu ngày 10/2 xác nhận Syria đã tiêu hủy 93% trữ lượng chất Isopropanol, là thành phần chủ chốt trong sản xuất khí độc sarin. Cùng ngày, lô vũ khí hóa học thứ ba đã được đưa khỏi Syria trên con tàu vận tải của Na Uy với sự tháp tùng của các tàu hải quân Trung Quốc, Đan Mạch, Na Uy và Nga. OPCW ghi nhận những thành tích trên đã tạo "động lực mới" trong nỗ lực giải trừ vũ khí hóa học của nước này.
Rõ ràng, nếu các bên tại Syria không tìm ra một giải pháp tức thời để giải quyết tình trạng bất ổn hiện nay, nguy cơ bị bên ngoài can thiệp là rất lớn. Ngoại trưởng các nước Liên minh châu Âu (EU) đã đánh giá tình hình tại Syria cần có sự can thiệp khẩn cấp của Hội đồng Bảo an LHQ, thậm chí không loại trừ cả sự can thiệp của Tòa án Hình sự quốc tế (ICC). Tuyên bố của Hội đồng châu Âu ngày 10/2 nêu rõ tình hình về quyền con người tại Syria đã đến mức khủng hoảng nhân đạo, đòi hỏi phải có sự chú ý ngay lập tức và sâu sát từ phía LHQ.

 

Tin đọc nhiều

Kinh tế đô thị cuối tuần