Kinhtedothi - Giám đốc Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) Rafael Grossi cho biết Iran cảnh báo rằng một cuộc tấn công từ Israel vào các cơ sở hạt nhân có thể khiến nước này thay đổi lập trường, thậm chí rút khỏi Hiệp ước Không phổ biến vũ khí hạt nhân (NPT).
Tòa nhà trụ sở Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) tại Vienna, Áo. Ảnh: IAEA
Thông điệp này được đưa ra trong bối cảnh căng thẳng giữa Iran và Israel gia tăng thời gian gần đây. Một số chính trị gia Israel kêu gọi hành động cứng rắn để ngăn chặn chương trình hạt nhân của Tehran, trong khi Mỹ và Iran đang nối lại đàm phán gián tiếp nhằm khôi phục các giới hạn hạt nhân thông qua vai trò trung gian của Oman. Giới phân tích cho rằng những tuyên bố từ Iran thể hiện nỗi lo ngại về khả năng bị tấn công phủ đầu, đồng thời là cách gửi tín hiệu răn đe đến các đối thủ trong khu vực.
Phát biểu trong cuộc phỏng vấn phát sóng ngày 10/6 trên kênh truyền hình i24 News (Israel) và báo The Jerusalem Post (Israel), ông Grossi chia sẻ: “Một hành động quân sự có thể khiến Iran thay đổi cách tiếp cận, thậm chí đẩy nhanh nỗ lực phát triển năng lực hạt nhân”.
Tuy nhiên, ông Grossi cho rằng khả năng Israel thực sự tấn công là điều khó xảy ra. Theo ông, chương trình hạt nhân của Iran hiện nay đã rất quy mô và phức tạp, nên việc can thiệp bằng vũ lực sẽ cần tới một chiến dịch quân sự lớn, tiềm ẩn nhiều rủi ro và hậu quả khó lường.
Ở chiều ngược lại, Iran cho biết đang chuẩn bị gửi phản hồi chính thức cho đề xuất mới từ phía Mỹ. Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Iran, ông Esmaeil Baghaei, cho biết Tehran đánh giá đề xuất này là “khó có thể chấp nhận” và sẽ đưa ra một phương án thay thế thông qua kênh trung gian Oman.
Trong khi đó, Tổng thống Mỹ Donald Trump tiết lộ ông đã trực tiếp khuyên Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu không nên hành động vào thời điểm hiện tại. Ông nói: “Chúng tôi đang tiến rất gần tới một giải pháp. Bất kỳ động thái quân sự nào lúc này đều có thể làm gián đoạn toàn bộ quá trình”.
Kinhtedothi - Giá dầu thế giới gần như đi ngang trong phiên ngày 19/5 sau khi vừa có tuần leo dốc thứ hai liên tiếp nhờ căng thẳng thương mại Mỹ - Trung hạ nhiệt.
Kinhtedothi - Iran khẳng định quyền phát triển công nghệ hạt nhân vì mục đích hòa bình là "không thể thương lượng", trong khi Mỹ lo ngại nguy cơ phổ biến vũ khí hạt nhân.
Kinhtedothi - Căng thẳng hạt nhân giữa Ấn Độ và Pakistan một lần nữa được nhắc đến khi New Delhi yêu cầu Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) giám sát kho vũ khí của Islamabad.
Kinhtedothi - Cuộc điều tra của Ấn Độ về thảm họa rơi máy bay của hãng Air India tập trung vào các yếu tố kỹ thuật như động cơ, cánh tà và chế độ bảo dưỡng của hãng.
Kinhtedothi - Trong bối cảnh căng thẳng Israel-Iran leo thang, giới phân tích cảnh báo giá dầu có thể chạm ngưỡng 100 USD/thùng nếu Tehran đáp trả bằng cách phong tỏa eo biển Hormuz, huyết mạch vận chuyển năng lượng quan trọng nhất thế giới.
Kinhtedothi - Bộ trưởng Quốc phòng Israel tuyên bố Iran sẽ phải trả giá đắt vì các làn sóng tấn công bằng tên lửa đạn đạo nhằm vào mục tiêu dân sự ở Israel đêm 13/6.
Kinhtedothi - Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài đã trao tặng gần 400 cuốn sách về ngôn ngữ và văn hóa Việt cho các giáo viên và học sinh tại trường Việt ngữ Cây tre - Phân hiệu số 2, tiếp tục lan tỏa tinh thần dạy và học tiếng Việt với cộng đồng kiều bào.
Kinhtedothi - Cuộc đối đầu giữa Iran và Israel đã thổi bùng làn sóng hoảng loạn trên thị trường toàn cầu, khiến giá dầu tăng vọt, chứng khoán lao dốc. Trước tình hình đó, nhiều quốc gia nhanh chóng đưa ra cảnh báo nguy cơ xung đột lan rộng.