Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

IMF đặt hy vọng vào các nước châu Á

Chia sẻ Zalo

KTĐT - Các quyết định của châu Á có ảnh hưởng tới kinh tế toàn cầu và ngược lại, tình hình kinh tế toàn cầu cũng sẽ có tác động tới lập trường chính sách của từng nước châu Á.

KTĐT - Các quyết định của châu Á có ảnh hưởng tới kinh tế toàn cầu và ngược lại, tình hình kinh tế toàn cầu cũng sẽ có tác động tới lập trường chính sách của từng nước châu Á. Sau cuộc khủng hoảng tài chính thế giới vừa qua, các nước châu Á đã có sự phục hồi tốt hơn so với các nước tiên tiến.

Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) mới đây cho biết tổ chức này đang tìm cách đổi mới quan hệ với các nước châu Á, và thừa nhận vai trò lớn hơn của châu Á trong nền kinh tế toàn cầu.

Phát biểu tại cuộc họp báo ở Daejeon, Hàn Quốc ngày 13/7, Giám đốc điều hành IMF Dominique Strauss-Kahn nhận định, IMF cần phải đổi mới quan hệ với các nước châu Á vì những nước này đang đóng vai trò ngày càng quan trọng hơn trong nền kinh tế toàn cầu.

Ông nói các nước châu Á đã thực thi những chính sách đúng đắn dựa trên bài học rút ra từ cuộc khủng hoảng 1997-1998. Các quyết định của châu Á có ảnh hưởng tới kinh tế toàn cầu và ngược lại, tình hình kinh tế toàn cầu cũng sẽ có tác động tới lập trường chính sách của từng nước châu Á. Sau cuộc khủng hoảng tài chính thế giới vừa qua, các nước châu Á đã có sự phục hồi tốt hơn so với các nước tiên tiến.

Điều này khiến IMF muốn đổi mới quan hệ giữa IMF và châu Á. Ông Kahn cũng cho rằng khi quan hệ giữa châu Á và xã hội bên ngoài ngày càng thắt chặt hơn, châu Á cần có tiếng nói lớn hơn trong nền kinh tế toàn cầu.

Để thừa nhận vai trò lớn hơn của châu Á, IMF sẽ thực hiện kế hoạch sửa đổi cơ chế bỏ phiếu trong tổ chức này, dự kiến được thực thi vào cuối năm nay. Theo đó, IMF sẽ chuyển 5% quyền bỏ phiếu dành cho các nước phát triển, cho các nước đang phát triển, phần lớn là ở châu Á, nâng tổng số quyền bỏ phiếu của châu Á lên 7,7%.

Với việc thay đổi cơ cấu quyền bỏ phiếu này, IMF hy vọng các nước châu Á sẽ đóng góp nhiều hơn cho nền kinh tế toàn cầu nói chung, trong đó có việc tăng cường hợp tác và phối hợp trong khu vực.

Tuy nhiên, ông Kahn cũng cho rằng, châu Á sẽ vẫn phải đối mặt với nhiều thách thức, như cần phải mở rộng thương mại trong khu vực cũng như với các châu lục khác. Khu vực tài chính dễ bị tổn thương cũng nằm trong những thách thức mà châu Á đang phải đương đầu. Châu lục này cần chuẩn bị sẵn sàng để xử lý hiệu quả các cú sốc kinh tế có thể xảy ra do nguy cơ đang ngày càng tăng, đe doạ tăng trưởng kinh tế và các thị trường tài chính toàn cầu.

Mặc dù nhiều nền kinh tế châu Á đã kết thúc các biện pháp kích cầu kinh tế, nhưng những nguy cơ trong đó có nguy cơ xuất phát từ rối loạn kinh tế hiện nay ở châu Âu có thể buộc các nhà hoạch định chính sách kinh tế châu Á phải có những điều chỉnh phù hợp để xử lý các cú sốc kinh tế có thể nổi lên, trong đó luồng vốn cũng có thể trở thành mối đe doạ đối với các nước có tốc độ tăng trưởng nhanh.

Các thách thức chính sách quan trọng cũng bao gồm cả cách thức xử lý tốt nhất sự trở lại ồ ạt các dòng vốn và các nguy cơ bắt nguồn từ sự tăng trưởng quá nóng của nề kinh tế cũng như các bong bóng tín dụng và tài sản. Do đó, châu Á cần thúc đẩy nhu cầu trong nước trong bối cảnh các đối tác buôn bán lớn như châu Âu và Mỹ tăng trưởng chậm./.