Trong Báo cáo Triển vọng Kinh tế Thế giới vừa được công bố, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) dự báo GDP của Việt Nam tăng 1,6% trong năm 2020, mức cao thứ hai tại khu vực Đông Nam Á, chỉ sau Myanmar (2%).
Việt Nam cũng nằm trong số ít nước đạt tăng trưởng dương tại châu Á trong bối cảnh khủng hoảng dịch Covid-19. Nhiều nền kinh tế Đông Nam Á được dự báo sẽ có tăng trưởng âm trong năm nay gồm Indonesia (-1,5%), Thái Lan (-7,1%), Philippines (-8,3%) và Singapore (-6%).
Về quy mô GDP, theo dự báo của IMF, GDP của Việt Nam sẽ đạt quy mô 340,6 tỷ USD trong năm 2020, vượt qua Singapore (hơn 337 tỷ USD), trở thành nền kinh tế lớn thứ tư tại Đông Nam Á.
Đối với GDP đầu người, IMF dự báo GDP đầu người Việt Nam tăng 2,4% đạt 3.497 USD/người vào năm 2020, đứng thứ 5 trong số 6 nước cao nhất trong khu vực, Singapore, Malaysia, Thái Lan và Indonesia.
Về tốc độ phục hồi sau đại dịch Covid-10, IMF dự báo GDP năm 2021 của Việt Nam đạt 6,7%, tiếp tục nằm trong nhóm có tăng trưởng kinh tế cao nhất Đông Nam Á. Philippines được dự báo sẽ phục hồi mạnh mẽ nhất, đạt mức 7,4% vào năm 2021. Thái Lan, Indonesia, Singapore có mức tăng trưởng lần lượt là 4%, 6,1% và 5% trong năm 2021.
Trong một bài xã luận đăng trên tờ New York Times ngày 15/10, Ruchir Sharma - chiến lược gia trưởng của Morgan Stanley nhận định, Việt Nam có thể trở thành "kỳ tích châu Á" tiếp theo.
"Việc kiểm soát thành công đại dịch Covid-19 cho phép Việt Nam nhanh chóng khôi phục hoạt động kinh tế. Trong khi nhiều quốc gia đối mặt với sụt giảm kinh tế nghiêm trọng, kinh tế Việt Nam vẫn tăng trưởng ở mức 3%/năm. Đặc biệt, sự tăng trưởng đó được thúc đẩy bởi thặng dư thương mại kỷ lục trong bối cảnh thương mại toàn cầu suy giảm", Sharma nhận xét.
“Việc kiềm chế thành công đại dịch Covid-19 cho phép Việt Nam nhanh chóng tái khởi động lại hoạt động kinh tế và hiện được dự đoán là nền kinh tế phát triển nhanh nhất thế giới trong năm nay. Trong khi nhiều quốc gia đang đối mặt đợt suy giảm kinh tế nghiêm trọng, Việt Nam đang duy trì mức tăng trưởng 3%/năm. Điều đặc biệt, đà tăng trưởng ấn tượng đó được thúc đẩy bởi thặng dư thương mại kỷ lục bất chấp thương mại toàn cầu sụt giảm” - chuyên gia kinh tế Sharma nhận xét.
Cũng trong báo cáo này, IMF dự báo GDP toàn cầu giảm 4,4% trong năm 2020, tăng so với dự báo -5,2% của tổ chức này đưa ra hồi tháng 6. Tuy vậy, IMF hạ triển vọng tăng trưởng năm 2021 từ 5,4% xuống còn 5,2% với giả định lệnh giãn cách xã hội tại các quốc gia sẽ kéo dài đến năm 2021.