Kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè: biểu tượng sự hồi sinh và phát triển sau 50 năm
Kinhtedothi - Nửa thế kỷ đã trôi qua kể từ ngày đất nước thống nhất, TP Hồ Chí Minh đã thay da đổi thịt từng ngày. Trong hành trình phát triển ấy, có một dòng chảy vẫn lặng lẽ chảy qua bao biến động thời cuộc, đó là kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè. Từ dòng nước đen kịt, ô nhiễm trầm trọng, giờ đây kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè trở thành một biểu tượng tiêu biểu cho quá trình phát triển, mang lại sức sống mới cho đô thị.
Từ dòng kênh ô nhiễm đến con kênh xanh
Kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè dài gần 10km, chảy qua các quận Tân Bình, Phú Nhuận, Bình Thạnh, Quận 3, Quận 1 và đổ ra sông Sài Gòn. Trước năm 1975 và suốt nhiều thập kỷ sau đó, dòng kênh từng bị ô nhiễm nặng do tình trạng xả rác và nước thải sinh hoạt không qua xử lý.

Từ dòng kênh ô nhiễm, giờ đây kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè đã xanh, trong trở lại

Dự án cải tạo môi trường kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè là một trong những công trình hạ tầng đô thị lớn của thành phố sau ngày giải phóng

Kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè không chỉ là một phần của hạ tầng thoát nước đô thị, mà còn trở thành không gian văn hóa – sinh thái giữa lòng thành phố
Tuy nhiên, kể từ những năm 2000, chính quyền TP Hồ Chí Minh đã thực hiện một loạt dự án cải tạo hệ thống thoát nước và hồi sinh dòng kênh. Dự án Cải thiện môi trường nước TP Hồ Chí Minh với sự hỗ trợ từ Ngân hàng Thế giới là một trong những dấu mốc quan trọng, biến kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè thành con kênh xanh, sạch, đẹp như ngày nay.
Không gian sống thay đổi từng ngày

Hai bên bờ kênh là những con đường rợp bóng cây

Hàng loạt công trình xử lý nước thải được xây dựng, cảnh quan hai bên bờ kênh được chỉnh trang
Sau khi được cải tạo, hai bên bờ kênh trở thành điểm đến quen thuộc của người dân thành phố. Hệ thống công viên cây xanh, lối đi bộ, đường chạy bộ và bến thuyền du lịch tạo nên một không gian sinh hoạt cộng đồng đầy sức sống. Người dân các quận trung tâm giờ đây có nơi thư giãn, luyện tập thể thao và giao lưu sau những giờ làm việc căng thẳng.
Anh Trần Như Tuấn một công dân sống bên đường Hoàng Sa chia sẻ: “kênh góp phần cải thiện khí hậu đô thị, giúp giảm ngập lụt cục bộ và là nơi sinh sống của nhiều loài cá, chim, mang lại một hệ sinh thái đa dạng giữa lòng TP. Gia đình tôi, buổi tối thường xuyên đi bộ hóng mát và tập thể dục bên dòng kênh này”.
Tầm nhìn phát triển bền vững

Kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè là minh chứng cho sự chuyển mình mạnh mẽ của
TP Hồ Chí Minh

Đường ray xe lửa đi qua kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè trở thành điểm check in quen thuộc của người dân thành phố và du khách
Hướng đến kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, TP Hồ Chí Minh không ngừng nâng cao vai trò của kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè trong phát triển bền vững, tiếp tục triển khai các kế hoạch:
Hoàn thiện giai đoạn 2 của hệ thống thu gom và xử lý nước thải để đảm bảo dòng kênh luôn trong lành; mở rộng các hoạt động du lịch sinh thái, trải nghiệm văn hóa hai bên kênh; tích hợp không gian xanh ven kênh với hệ thống giao thông công cộng và khu dân cư thông minh.
Kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè hôm nay không chỉ là thành quả của nỗ lực cải tạo môi trường, mà còn là minh chứng cho sự chuyển mình mạnh mẽ của TP Hồ Chí Minh sau 50 năm hòa bình và phát triển. Từ một dòng kênh ô nhiễm, nơi đây đã trở thành biểu tượng của một đô thị hiện đại, đáng sống và đang hướng đến tương lai xanh – sạch – bền vững.
Trích dẫn
Kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè gắn liền với sự phát triển của TP Hồ Chí Minh, kênh này dài gần 10km, chia làm 2 đoạn. Đoạn từ cầu Thị Nghè trở lên trên đầu nguồn gọi là kênh Nhiêu Lộc, phần đổ ra sông Sài Gòn gọi là kênh Thị Nghè.
Vào thời chúa Nguyễn, Bà Nghè Nguyễn Thị Khánh giúp dân khai phá đất, lập chợ, bắc cầu qua kênh để thuận tiện việc đi lại. Nhớ ơn bà, người dân gọi là kênh Bà Nghè và các quan lại gọi là kênh Thị Nghè.
Về cái tên Nhiêu Lộc, theo dân gian, xưa kia có người tên là Đặng Lộc giữ chức Nhiêu học đã bỏ công sức tiền của sửa sang lại kênh rạch nhằm phục vụ giao thông, giúp dân đi lại dễ dàng, từ đó dân chúng gọi con kênh nơi đây là kênh Nhiêu Lộc để tưởng nhớ đến ông.

Bản tin bất động sản từ 31/3 – 6/4: Những quy định mới về xây dựng, bán và cho thuê chung cư mini
Kinhtedothi – Hơn 300 dự án bất động sản được tháo gỡ khó khăn; Cảnh giác trước cơn “sốt đất ảo” khi có thông tin sáp nhập tỉnh; Loạt mặt bằng thương mại trên “đất vàng” tại Hà Nội ế ẩm... là những thông tin đáng chú ý trong tuần.

Về Cần Thơ thưởng thức bánh xèo nhân tôm hùm, bánh chưng khổng lồ
Kinhtedothi - Ngày 6/4, trong khuôn khổ Lễ hội bánh dân gian Nam Bộ lần thứ XII năm 2025 tại TP Cần Thơ, Ban tổ chức đã trình diễn đổ chiếc bánh xèo khổng lồ 100 con tôm hùm.

Nam Định: ngày hội truyền thống Phở Vân Cù năm 2025
Kinhtedothi - Trong 2 ngày 6 và 7/4, tại nhà văn hóa thôn Vân Cù, xã Đồng Sơn, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định đã diễn ra chuỗi các hoạt động Ngày hội truyền thống Phở Vân Cù năm 2025 nhằm tôn vinh và phát huy giá trị của nghề phở - niềm tự hào của quê hương Nam Định.