Kết thúc Kỳ thi THPT quốc gia: Nhiều ý kiến trái chiều

Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi -

Sau 4 ngày diễn ra, kỳ thi THPT quốc gia 2015 (từ ngày 1 đến ngày 4/7) đã kết thúc. Đây là năm đầu tiên kỳ thi được tổ chức theo phương thức mới: Vừa xét tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH, CĐ trên cùng một kết quả thi. Bên cạnh những ý kiến đồng tình, thì cũng có không ít phụ huynh và thí sinh tỏ ra mệt mỏi khi kỳ thi diễn ra trong thời gian dài như vậy.

 
Kinhtedothi - Kết thúc Kỳ thi THPT quốc gia: Nhiều ý kiến trái chiều - Ảnh 1
Giảm nhiều áp lực 

Theo nhận xét của nhiều thí sinh, áp lực của kỳ thi năm nay đã nhẹ nhàng hơn những năm trước. Thí sinh Hiền Nhung (TP.HCM) cho biết: “Năm ngoái em đã tốt nghiệp THPT nên năm nay em đi thi để lấy điểm xét tuyển đại học. Qua thi, em thấy việc đánh giá học lực của thí sinh sẽ công bằng hơn, không phải lo để so sánh trường này, trường kia như mọi năm. Chính vì thế, nhiều áp lực sẽ được cởi bỏ đối với thí sinh”. 

Năm nay, áp lực không chỉ được cởi bỏ đối với thí sinh mà cả lực lượng Công an, thanh niên tình nguyện tham gia Tiếp sức mùa thi. Theo Hoài Thu - Đội trưởng đội tình nguyện tại trường Đại học KHXH&NV TP.HCM, năm 2014, đa số các thí sinh ở tỉnh lên TP.HCM, lực lượng thanh niên tình nguyện có nhiệm vụ giới thiệu chỗ ăn ở miễn phí, giảm giá và đúng giá. Nhưng năm nay, điểm thi chủ yếu là học sinh ở TP.HCM, chỉ có một số ít đến từ các tỉnh miền Đông Nam Bộ thì có xe đưa đón. Mặc dù từ trước đó, Đội tình nguyện có tổ chức tìm kiếm chỗ trọ miễn phí; tuy nhiên do chủ yếu là thí sinh của TP.HCM nên hầu hết thí sinh được phụ huynh chở đến trường, không cần tư vấn về chỗ ở. Chính vì vậy, các tình nguyện viên năm nay cũng nhẹ việc hơn. 

Mấy năm trước, anh Phan Chín ngụ ở huyện Hóc Môn, TPHCM phải đó n cháu từ Đà Nẵng vào TP.HCM từ 5 ngày đến một tuần trước khi kỳ thi diễn ra nhằm để cháu nghỉ ngơi, tránh cảnh chen lấn tàu xe và để tìm đường tới điểm thi. Không những thế, từ trước đó anh còn phải vất vả săn vé, đặt vé. Tuy nhiên, năm nay ngoài việc thực hiện kỳ thi chung, còn chia cụm thi nên cháu anh Chín không còn phải vào TP.HCM thi.

Cũng như anh Chín, chị Phương Thanh ngụ tại quận Bình Thạnh, TP.HCM thì cho biết: “Việc đổi mới thi cử năm nay giảm được nhiều áp lực đáng kể: Tình trạng kẹt xe được giảm, cổng trường thi thoáng, không còn cảnh phụ huynh chen chúc nhau”. Ngoài ra, theo chị Thanh, việc gộp chung giữa thi tốt nghiệp và thi đại học như năm nay giúp thí sinh chủ động hơn trong việc chọn trường. Khi nào có điểm, thí sinh sẽ bắt đầu chọn trường theo số điểm cũng như năng lực học của mình.
đổi mới thi cử năm nay giảm được nhiều áp lực đáng kể: tình trạng kẹt xe được giảm, cổng trường thi thoáng đãng
Đổi mới thi cử năm nay giảm được nhiều áp lực đáng kể: Giảm tình trạng kẹt xe, cổng trường thi thoáng đãng.
Bất tiện vì kéo dài 

Bên cạnh những ý kiến đồng tình vấn còn một số ý kiến cho rằng, việc kỳ thi kéo dài đồi với các bậc phụ huynh đến từ các tỉnh lân cận đưa con về TP.HCM thi thì thực sự vất vả về việc ở lại thành phố thời gian d
ài, cùng với lo toan gia đình ở quê. 

Tại điểm thi của trường THPT Gia Định, TP.HCM, dù mới kết thúc ngày thi đầu tiên nhưng các phụ huynh (đa số là đến từ Đồng Nai và các tỉnh lân cận) đều tỏ ra mệt mỏi, vì phải chờ đợi cả ngày trời, trong không khí nóng bức của TP.HCM. Anh Nguyễn Văn Lương ở Biên Hòa tấm sự: “Mấy ngày con đi thi, vợ chồng tôi đều không ăn không ngủ, sáng nào cũng dậy lúc 3 giờ sáng chuẩn bị cơm nước để 5 giờ sáng là chở con lên đây thi. Buổi chiều thi xong, hai bố con lại chở nhau về Biên Hòa”.

Theo anh Lương, tổ chức thi như năm ngoái tốt hơn vì đối với những thí sinh ở tỉnh như con trai anh, sau khi thi tốt nghiệp (tổ chức ngay tại địa phương, không phải đi xa) thì chỉ việc lên TP HCM  thi ĐH, CĐ trong khoảng 3 ngày. “Năm nay, tính cả thời gian làm thủ tục, kỳ thi kéo dài tới 5 ngày. Đó cũng là số ngày tôi phải nghỉ việc ở công ty để đưa con đi thi. Cũng may tôi ở Biên Hòa, có thể sáng đi tối về, chứ nhiều phụ huynh ở các huyện xa xôi của Đồng Nai như Định Quán, Tân Phú còn phải vất vả hơn nhiều”, Anh Lương chia sẻ. 

Cũng đến từ Biên Hòa (Đồng Nai), kỳ thi năm nay chị Trần Thị Kim Huyên được các phụ huynh gần nhà giao phó nhiệm vụ đưa đón đoàn thí sinh gồm 4 thí sinh lên TP.HCM dự thi. Từ Biên Hòa, chị Kim Huyên và 4 thí sinh phải thuê khách sạn để ở lại TP.HCM trong 5 ngày thi diễn ra. 

"Kỳ thi kéo dài khiến phụ huynh lẫn thí sinh đều cực, vừa tốn thời gian vừa tốn kinh phí. Với bài toán: 650.000 đồng/phòng/ngày tiền khách sạn; 120.000 đồng tiền taxi/ngày cho 4 lượt đi về; cộng thêm tiền ăn ba bữa cho 5 người, mỗi ngày tôi và nhóm của mình cũng phải tốn gần 1 triệu đồng. Năm ngoái, tôi cũng đưa con trai lên TP.HCM thi, nhưng chỉ mất có 2 ngày. Năm nay, tôi phải xin nghỉ phép cơ quan 10 ngày để đồng hành cùng các con trong kỳ thi năm nay”, chị Huyên chia sẻ.

Bên cạnh những bất tiện như thời gian kéo dài khiến phụ huynh lẫn thí sinh mệt mỏi và dẫn đến tốn kém, nhiều phụ huynh cũng cho biết, dù nhà trường đã phổ biến quy chế đến các thí sinh nhưng nhiều phụ huynh vẫn còn hoang mang khi chưa biết các trường ĐH, CĐ sẽ xét tuyển hình thức như thế nào. Chưa thi cũng lo, mà thi xong rồi càng lo nhiều hơn đó là tâm trạng của nhiều phụ huynh.

Tin đọc nhiều

Kinh tế đô thị cuối tuần