Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Khi “Cá mập” đổ bộ: thị trường chứng khoán đón “sóng”

Kinhtedothi - Thời gian qua, thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam đón tin vui khi hàng loạt nhà đầu tư tổ chức nước ngoài, trong đó có các quỹ ngoại “để mắt” và rót vốn vào một số DN trên sàn.

Tuy nhiên, động thái bán ròng gia tăng kéo dài từ năm 2024 đến nay cũng là một thách thức của thị trường, điều này cho thấy, “sóng” đầu tư nước ngoài vẫn ngập ngừng vì những lo ngại rủi ro.

Doanh nghiệp Việt “lọt mắt xanh” nhiều quỹ đầu tư nước ngoài

Trong bối cảnh thị trường chứng khoán Việt Nam chờ đợi thông tin nâng hạng từ FTSE, nhiều quỹ đầu tư ngoại đã có động thái gia tăng rót vốn vào một số DN đầu ngành. Theo báo cáo thường niên 2024 mới công bố, Công ty CP Sữa Việt Nam (Vinamilk - HoSE: VNM) có vốn điều lệ gần 20.900 tỷ đồng. Tổng tỷ lệ sở hữu của các nhà đầu tư trong nước là 48,5%, trong khi đó các nhà đầu tư nước ngoài nắm 51,5%. Tỷ lệ cổ phần thuộc sở hữu của cổ đông trong nước tăng 2,4 điểm phần trăm so với năm 2023.

Hoạt động tại Công ty CP Chứng khoán Bảo Việt, Hà Nội. Ảnh Trần Việt

Tính đến cuối năm 2024, các nhà đầu tư cá nhân chỉ sở hữu 10,5% vốn cổ phần còn 89,5% vốn được sở hữu bởi các nhà đầu tư tổ chức. 3 cổ đông lớn nhất của Vinamilk đang nắm giữ khoảng 67% vốn công ty. Trong đó, Tổng Công ty Đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) tiếp tục là cổ đông lớn nhất sở hữu 36% vốn.

Tiếp đến là nhóm F&N sở hữu 20,39% vốn (gồm F&N Dairy Investments Pte chiếm 17,69% và F&N BEV Manufacturing Pte.Ltd chiếm 2,7% vốn) và Platinum Victory Pte.Ltd nắm 10,62% vốn. Đây là nhóm cổ đông lớn nhất của Vinamilk và sở hữu khoảng 67,01% vốn của công ty. Platinum Victory là đơn vị đầu tư trực thuộc Tập đoàn đầu tư Jardine Matheson của Hongkong. Tập đoàn này hiện còn là cổ đông chiến lược của THACO và REE.

Ngoài những cổ đông lớn ở trên, rất nhiều quỹ đầu tư chuyên nghiệp đầu tư vào Vinamilk. Trong năm 2024, có nhiều cái tên mới xuất hiện trong danh sách 20 cổ đông lớn nhất của VNM bao gồm Stichting Depositary APG Emerging Markets Equity Pool (0,9%), Seafarer Overseas Growth And Income Fund (0,8%), Pension Reserves Investment Trust Fund (0,4%), Lumen Vietnam Fund (0,4%), Schroder Asian Income Fund (0,3%), Schroder Asian Alpha Plus Fund (0,3%).

 

Năm 2025 sẽ là thời điểm vàng để "đón sóng" nâng hạng của thị trường chứng khoán Việt Nam. Dòng vốn ngoại dự kiến gia tăng mạnh mẽ, tạo động lực cho các ngành hưởng lợi. Để tận dụng cơ hội này, nhà đầu tư cần chiến lược hợp lý, quản trị rủi ro hiệu quả và đồng hành cùng các tổ chức quản lý quỹ chuyên nghiệp.
Nghiên cứu của Công ty Quản lý Quỹ KIM Việt Nam

Những nhà đầu tư mua thêm vào trong năm qua gồm Pzena Emerging Markets Value Fund mua thêm hơn 3 triệu cổ phiếu, thành cổ đông lớn thứ 10 của Vinamilk; Invesco Funds mua thêm hơn 4,2 triệu cổ phiếu tăng tỷ lệ sở hữu lên 0,6%; Công ty TNHH Manulife (Việt Nam) mua thêm gần 1.4 triệu cổ phiếu; VanEck Vietnam ETF mua thêm 791.500 cổ phiếu.

Không chỉ dừng lại ở Vinamilk, dòng tiền ngoại cũng chảy vào các nhóm cổ phiếu blue-chip khác như FPT, Vingroup và các cổ phiếu tài chính - ngân hàng. Theo đánh giá của các chuyên gia, điều này phản ánh sự quan tâm ngày càng lớn của các nhà đầu tư tổ chức đối với thị trường Việt Nam.

Ông Nguyễn Việt Đức - Giám đốc Kinh doanh Số, Công ty CP Chứng khoán VPBank (VPBankS) nhận định, FTSE sắp công bố đánh giá xếp hạng là yếu tố tích cực cho thị trường. Việc nâng hạng gần như chỉ là câu chuyện sớm hay muộn. Việc nhà đầu tư kỳ vọng FTSE đưa vào danh sách nâng hạng ngay từ 8/4 tới đây có thể sẽ hơi sớm.

Tuy nhiên, dòng tiền lúc này thực sự đã tích cực. Câu chuyện nâng hạng chỉ là sớm hay muộn, 6 tháng không phải thời gian quá dài nếu so với câu chuyện chờ nâng hạng 20 năm của thị trường chứng khoán Việt. Nâng hạng sẽ là cơ hội đón sóng vốn đầu tư nước ngoài của chứng khoán Việt.

“Sóng” lên rụt rè

Theo nghiên cứu của Công ty Quản lý Quỹ KIM Việt Nam, chứng khoán Việt Nam khi được nâng hạng, có thể kỳ vọng thu hút được dòng vốn nước ngoài gần 5 tỷ USD từ các quỹ đầu tư nước ngoài sẽ vào thị trường cổ phiếu Việt Nam, bao gồm khoảng gần 1 tỷ USD từ các quỹ thụ động theo dõi chỉ số thị trường mới nổi FTSE và 4 tỷ USD từ các quỹ chủ động khác.

"Thông thường dòng vốn các quỹ chủ động sẽ lần lượt tìm đến trước khoảng 6 - 12 tháng trước khi thị trường chính thức được công bố nâng hạng" - chuyên gia của KIM Việt Nam nhấn mạnh.

Nếu chứng khoán Việt Nam gia nhập thị trường mới nổi hạng 2 (FTSE) năm 2025, đây là thời điểm vàng để đón đầu cơ hội đầu tư. Với mục tiêu vốn hóa 120% GDP năm 2030, lộ trình phát triển thị trường chứng khoán sẽ từng bước thực hiện, tạo tiền đề để trở thành kênh đầu tư phổ biến, mang lại mức sinh lời hấp dẫn dài hạn.

Dù được nhiều quỹ đầu tư lớn để ý, tuy nhiên, diễn biến thị trường chứng khoán thời gian qua cho thấy, dòng tiền khối ngoại vẫn ngập ngừng, có sự phòng ngừa rủi ro. Gần đây, nhiều phiên quy mô bán ròng của khối ngoại tăng lên 600 - 800 tỷ đồng, nguyên nhân có thể xuất phát từ yếu tố tỷ giá và câu chuyện thuế quan.

“Nếu so với dòng tiền khối ngoại, dòng tiền tổ chức, đặc biệt là quỹ đầu tư, đang ít được sự quan tâm hơn. Trong một tháng vừa qua, tỷ trọng tiền mặt của các quỹ đầu tư đang tăng lên, điều này cho thấy sự phòng ngừa rủi ro của thị trường. Thực tế, các quỹ đầu tư chứng khoán Việt Nam là tốt, mức sinh lời cao nhưng tiền vào các quỹ này còn nhỏ bé so với quy mô chung” - đại diện VPBankS Nguyễn Việt Đức cho biết.

Tương tự, theo các chuyên gia SHS, nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục bán ròng và thị trường chưa có nguồn cung cổ phiếu chất lượng mới. Căng thẳng địa chính trị toàn cầu chưa có dấu hiệu hạ nhiệt, cùng với áp lực từ chính sách thuế quan của Mỹ có thể tạo ra những biến động khó lường. Tuy nhiên, với nền kinh tế đang tăng trưởng tốt và các kỳ vọng về nâng hạng thị trường, cải cách chính sách ngày một rõ ràng hơn, thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn được đánh giá là có nhiều tiềm năng trong trung và dài hạn.

 

Hiện nay, Việt Nam đang chứng kiến nhiều thay đổi lớn như toàn cầu hóa, chuyển đổi số, biến động địa chính trị, cùng với những chính sách bất định từ các cường quốc. Tất cả tạo nên bối cảnh đầu tư có nhiều thách thức nhưng cũng đầy cơ hội. Về vấn đề nâng hạng thị trường chứng khoán, Việt Nam đã có sự chuẩn bị từ 3 - 5 năm để đáp ứng các tiêu chuẩn của FTSE và MSCI. Đến nay, về cơ bản đã đáp ứng đủ các tiêu chí thị trường mới nổi thứ cấp của FTSE. Ví dụ, Việt Nam đã bỏ quy định ký quỹ của nhà đầu tư tổ chức nước ngoài, nâng cấp hệ thống công nghệ, đồng thời triển khai nền tảng dữ liệu song ngữ Anh -Việt từ 1/1/2025. Tuy nhiên, vẫn còn một số vấn đề cần giải quyết như mô hình tài khoản tổng và nâng cấp hệ thống KRX. Về hàng hóa trên thị trường, nhà đầu tư nước ngoài cho rằng hàng hóa hiện tại vẫn còn hạn chế. Các mã chứng khoán lớn chủ yếu xoay quanh một số DN quen thuộc như Vingroup, Hòa Phát, Vinamilk và ít có sự xuất hiện của các tập đoàn tư nhân lớn mới.

Chủ tịch HĐTV Tổng Công ty Lưu ký và Bù trừ chứng khoán Việt Nam Nguyễn Sơn

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Tỷ giá USD hôm nay 29/3: cùng tăng

Tỷ giá USD hôm nay 29/3: cùng tăng

30 Mar, 09:30 AM

Kinhtedothi - Tỷ giá USD hôm nay 29/3, thị trường tự do tiếp tục tăng. Các ngân hàng thương cũng đảo chiều tăng giá trao đổi đồng USD so với phiên trước. Tỷ giá trung tâm giảm về mức 24.843 đồng.

Huy động tối đa nguồn lực cho đầu tư phát triển kinh tế đất nước

Huy động tối đa nguồn lực cho đầu tư phát triển kinh tế đất nước

28 Mar, 02:33 PM

Kinhtedothi - Sáng ngày 28/3, Bộ Tài chính tổ chức Hội nghị “Quỹ đầu tư và đầu tư nước ngoài trong Kỷ nguyên phát triển mới của Việt Nam” nhằm chủ động chuẩn bị nguồn lực cho đất nước bước vào kỷ nguyên phát triển mới. Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng chủ trì Hội nghị.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ