Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Khi “gánh nặng” chứng chỉ tin học, ngoại ngữ với công chức chính thức được gỡ bỏ

Kinhtedothi- Thông tư số 02/2021/TT-BNV của Bộ Nội vụ đã chính thức có hiệu lực từ ngày 1/8/2021, trong đó có một quy định được chờ đợi nhiều, đó là tất cả các ngạch công chức chuyên ngành hành chính và văn thư đã không còn yêu cầu chứng chỉ về trình độ ngoại ngữ và tin học trong tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng.
Nhiều điểm mới
Như nhiều ý kiến nhận định, đây là quy định rất phù hợp thực tiễn, giúp nhiều công chức, viên chức thở phào “bỏ được gánh nặng” chứng chỉ. Trước khi ban hành Thông tư 02/2021/TT-BNV quy định mã số, tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ và xếp lương đối với các ngạch công chức chuyên ngành hành chính và công chức văn thư này, Bộ Nội vụ đã Bộ Nội vụ đề xuất, kiến nghị với Thủ tướng Chính phủ một số nội dung như: Đề nghị bỏ quy định bắt buộc về chứng chỉ ngoại ngữ, tin học trong công tác tuyển dụng, bổ nhiệm, nâng ngạch công chức, thăng hạng viên chức, bao gồm: Bỏ quy định bắt buộc về chứng chỉ ngoại ngữ của 74 ngạch công chức và 155 chức danh nghề nghiệp viên chức; bỏ quy định bắt buộc về chứng chỉ tin học của 74 ngạch công chức và 142 chức danh nghề nghiệp viên chức.
Điểm mới của Thông tư này là chính thức bãi bỏ tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ về chứng chỉ ngoại ngữ và chứng chỉ tin học của công chức chuyên ngành hành chính và công chức chuyên ngành văn thư.
Cụ thể, đối với ngạch chuyên viên cao cấp, về tiêu chuẩn trình độ đào tạo bồi dưỡng, Thông tư 02 của Bộ Nội vụ chỉ yêu cầu bằng tốt nghiệp đại học ngành phù hợp trở lên; bằng tốt nghiệp cao cấp lý luận chính trị hoặc bằng cao cấp lý luận chính trị - hành chính hoặc giấy xác nhận trình độ tương đương; chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước theo chuẩn ngạch chuyên viên cao cấp.
Quy định trong Thông tư 02/2021/TT-BNV có hiệu lực, giúp nhiều công chức, viên chức thở phào “bỏ được gánh nặng” chứng chỉ. Ảnh minh họa
Đối với ngạch chuyên viên chính, chuyên viên, tiêu chuẩn về trình độ đào tạo bồi dưỡng là: Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên với ngành hoặc chuyên ngành đào tạo phù hợp lĩnh vực công tác; có chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước theo tiêu chuẩn ngạch chuyên viên hoặc chuyên viên chính.
So với quy định hiện hành, tất cả ngạch công chức chuyên ngành hành chính và công chức chuyên ngành văn thư không còn cần chứng chỉ ngoại ngữ, tin học. Tuy nhiên, hai loại công chức này phải có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản, sử dụng được ngoại ngữ ở trình độ tương đương với yêu cầu của vị trí việc làm.
Đón nhận quy định này, nhiều ý kiến đồng tình, thực tế chương trình học tập của các cấp học đã giúp học sinh, sinh viên được trang bị kiến thức về ngoại ngữ, tin học. Hiện các cơ sở đào tạo đã có quy định về chuẩn đầu ra phải đạt trình độ ngoại ngữ, tin học theo các cấp độ tương ứng, chính vì vậy, việc cho phép sử dụng bằng tốt nghiệp chuyên môn, trong đó có đào tạo liên quan liên quan đến ngoại ngữ, tin học để thay thế cho các loại chứng chỉ về ngoại ngữ, tin học là hoàn toàn hợp lý. Quy định như vậy vừa giản lược thủ tục hành chính; vừa tránh lãng phí về thời gian, công sức, tiền của cho công chức, viên chức.
Tiếp tục có hướng dẫn cụ thể trong thực thi
Theo Phó Vụ trưởng Vụ Công chức Viên chức (Bộ Nội vụ) Nguyễn Tư Long, chúng ta đang thực hiện quản lý công chức theo vị trí việc làm, nên việc giảm văn bằng chứng chỉ cũng có nghĩa đối với những vị trí việc làm nào cần thiết tương ứng với trình độ nào thì mới cần đáp ứng ở trình độ như vậy, sẽ giảm rất nhiều hệ quả của văn bằng chứng chỉ. Như một công chức làm ở vị trí việc làm không cần đến trình độ tiếng Anh B2, B1 nhưng nếu vẫn yêu cầu những công chức đó đi học thì sẽ dẫn đến hệ quả là mua văn bằng chứng chỉ, văn bằng chứng chỉ giả…
Từ tính toán về lợi ích về kinh tế của Bộ Nội vụ cũng cho thấy, về tổng thể, ví dụ cứ 1 văn bằng chứng chỉ đi học 2,5-3 triệu. Đội ngũ công chức có khoảng 300.000 người, nếu khoảng 200.000 người phải đi hoàn thiện trong thời gian còn lại, nhân lên có thể tiết kiệm hàng nghìn tỷ đồng, chưa kể thời gian, chi phí xã hội,  phức tạp trong quá trình phải đi học.
 So với quy định hiện hành, tất cả ngạch công chức chuyên ngành hành chính và công chức chuyên ngành văn thư không còn cần chứng chỉ ngoại ngữ, tin học
Nhiều chuyên gia về pháp luật cũng đánh giá, quy định mới này là rất cần thiết và kịp thời. Mặc dù chúng ta không phủ nhận giai đoạn đầu, nhu cầu phát triển, nâng cao năng lực công chức, viên chức, mỗi người phải trang bị về kiến thức tin học ngoại ngữ. Nhưng so với xu thế phát triển, việc bắt buộc có chứng chỉ ngoại ngữ và tin học là không cần thiết. Hơn nữa, về mặt xã hội, quy định mới cũng làm triệt tiêu những tiêu cực phát sinh như làm giả bằng cấp, cơ sở đào tạo “mua bán” bằng cấp…
Tuy nhiên, để đảm bảo chất lượng và yêu cầu công việc,  mỗi công chức, viên chức vẫn cần nâng cao trình độ để đáp ứng yêu cầu vị trí việc làm. Đồng thời, theo ý kiến từ cơ sở, trong Thông tư vẫn có quy định ràng buộc tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ cụ thể ứng với từng ngạch công chức. Do đó, việc thẩm định trình độ kỹ năng ngoại ngữ và tin học như thế nào để đáp ứng yêu cầu vị trí việc làm thì cần có quy định, hướng dẫn cụ thể để tạo điều kiện cho các đơn vị thực hiện.
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Khánh Hòa phát động thi đua “30 ngày không giấy” thúc đẩy chính quyền số - đô thị số

Khánh Hòa phát động thi đua “30 ngày không giấy” thúc đẩy chính quyền số - đô thị số

15 Jul, 12:08 PM

Kinhtedothi – UBND tỉnh Khánh Hòa vừa chính thức phát động phong trào thi đua 30 ngày đêm thực hiện “Ngày không in giấy”, “Tuần làm việc không văn bản giấy” từ ngày 15/7/2025 đến 15/8/2025. Đây được coi là bước đi thiết thực, tạo cú hích mạnh mẽ cho mục tiêu xây dựng chính quyền số, đô thị thông minh, tiết kiệm chi phí vận hành và nâng cao năng lực điều hành của bộ máy hành chính.

Phú Thọ: tập trung tháo gỡ vướng mắc về thủ tục hành chính sau hợp nhất 3 tỉnh

Phú Thọ: tập trung tháo gỡ vướng mắc về thủ tục hành chính sau hợp nhất 3 tỉnh

11 Jul, 01:18 PM

Kinhtedothi - Sau sắp xếp đơn vị hành chính, hệ thống chính quyền hai cấp tại tỉnh Phú Thọ bước đầu vận hành ổn định, thực tế triển khai các thủ tục hành chính (TTHC) tại cơ sở vẫn còn nhiều khó khăn, vướng mắc cần sớm được tháo gỡ để bảo đảm phục vụ người dân, doanh nghiệp một cách hiệu quả, thông suốt.

Hà Nội: đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số, nâng cao hiệu quả phục vụ người dân, doanh nghiệp

Hà Nội: đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số, nâng cao hiệu quả phục vụ người dân, doanh nghiệp

10 Jul, 09:24 AM

Kinhtedothi-Trong 5 năm qua, TP Hà Nội tập trung đẩy mạnh thực hiện phân cấp, ủy quyền giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) với phương châm “cấp nào sát cơ sở, sát Nhân dân nhất thì giao cấp đó giải quyết, không để tình trạng nhiều tầng nấc, kéo dài thời gian giải quyết và gây nhũng nhiễu, tiêu cực”.

Vận hành chính quyền hai cấp: bước đột phá từ cuộc sáp nhập lịch sử

Vận hành chính quyền hai cấp: bước đột phá từ cuộc sáp nhập lịch sử

10 Jul, 08:22 AM

Kinhtedothi - Cuộc sáp nhập Quảng Nam - Đà Nẵng, diễn ra vào thời điểm Đảng ta đang quyết liệt thực hiện tinh gọn bộ máy, đã mở ra một chương mới trong tổ chức bộ máy hành chính quốc gia. Chỉ sau chưa đầy 10 ngày chính thức vận hành mô hình chính quyền hai cấp, thành phố Đà Nẵng mới đã chứng minh được tính đúng đắn, cấp thiết và hiệu quả thực tiễn của chủ trương lớn này.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ