Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Khó kiểm soát hộ sản xuất nhỏ lẻ

Kinhtedothi - Nhằm kiểm soát hiệu quả chất lượng nông, lâm, thủy sản, Hà Nội đã và đang đẩy mạnh việc quản lý, ký cam kết sản xuất, kinh doanh thực phẩm an toàn đối với các hộ sản xuất, kinh doanh nhỏ lẻ... Song, thực tế, nhiều cơ sở sản xuất thời vụ chưa thực hiện tốt, gây khó khăn cho các ngành chức năng.
 Lực lượng chức năng kiểm tra ATTP một cơ sở sản xuất tại huyện Đông Anh.
Theo Chi cục Quản lý chất lượng nông, lâm sản và thủy sản Hà Nội, sau gần 5 năm thực hiện Thông tư 51/2014/TT-BNNPTNT của Bộ NN&PTNT ban hành Quy định điều kiện bảo đảm ATTP và phương thức quản lý đối với cơ sở sản xuất ban đầu nhỏ lẻ, các quận, huyện, thị xã đã tích cực tập huấn, tuyên truyền, phổ biến các kiến thức trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản an toàn cho các hộ sản xuất. Theo đó, đã có 183.574/200.000 cơ sở sản xuất ban đầu nhỏ lẻ ký cam kết theo quy định. Đáng nói, triển khai "Tháng hành động Vì ATTP" năm 2019, các quận, huyện, thị xã đã lập 118 biên bản nhắc nhở vi phạm đối với một số hộ sản xuất rau chưa bảo đảm các điều kiện sản xuất theo quy định.

Tuy nhiên, việc thực hiện ký cam kết đối với các hộ kinh doanh nhỏ lẻ còn khó khăn. Theo Phó Trưởng phòng Kinh tế huyện Phú Xuyên Phùng Thị Thanh Chúc, trên địa bàn huyện có 158 cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông, lâm sản; gần 6.000 hộ sản xuất ban đầu nhỏ lẻ; 164 cơ sở kinh doanh vật tư nông nghiệp và 125 cơ sở ấp nở trứng gia cầm, song, phần lớn cơ sở sản xuất, kinh doanh nhỏ lẻ, mùa vụ, quy mô hộ gia đình, không đăng ký kinh doanh. Khi các cơ quan chức năng kiểm tra, các hộ gia đình này hầu như không có hàng hóa hoặc đã bán hết hàng, rất khó cho chính quyền địa phương trong xử lý vi phạm. Bên cạnh đó, các cơ sở giết mổ nhỏ lẻ xen kẽ trong khu dân cư chưa được kiểm soát thường xuyên, việc triển khai quy hoạch giết mổ trên địa bàn còn bất cập.

Để kiểm soát nguồn gốc nông sản, trước hết, các địa phương cần quản lý tốt các hộ sản xuất, kinh doanh nhỏ lẻ. Theo Phó Chi cục trưởng Chi cục Quản lý chất lượng nông, lâm sản và thủy sản Hà Nội Ngô Đình Loát, thời gian tới, Chi cục phối hợp với chính quyền địa phương phổ biến, hướng dẫn về thực hành sản xuất thực phẩm an toàn và tổ chức cho các cơ sở sản xuất ban đầu nhỏ lẻ thuộc địa bàn quản lý ký bản cam kết sản xuất thực phẩm an toàn. Bên cạnh đó, các huyện, thị xã nên thông báo công khai trên phương tiện thông tin đại chúng danh sách các cơ sở sản xuất ban đầu nhỏ lẻ không chấp hành nội dung cam kết sản xuất thực phẩm an toàn. “Các địa phương cần lập đường dây nóng để người dân thuận lợi khi tố giác cơ sở kinh doanh trái pháp luật nhằm kiểm soát chặt chẽ từ đầu vào đến đầu ra các loại nông sản khi lưu thông" – ông Loát nhấn mạnh.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Tạm giữ 13 tấn chân gà ngâm hóa chất

Tạm giữ 13 tấn chân gà ngâm hóa chất

14 Jul, 03:47 PM

Kinhtedothi – Công an tỉnh Thanh Hoá vừa phối hợp với lực lượng quản lý thị trường phát hiện, tạm giữ hơn 13 tấn chân gà đông lạnh được ngâm hóa chất. Số hàng này đang chuẩn bị phân phối cho các tiểu thương để bán ra thị trường.

5 lưu ý khi sử dụng mỡ lợn để trở thành "thực phẩm vàng"

5 lưu ý khi sử dụng mỡ lợn để trở thành "thực phẩm vàng"

10 Jul, 04:47 PM

(Tieudung.vn) - Theo quan niệm của Đông y, mỡ lợn có vị ngọt, tính hàn, có tác dụng lương huyết nhuận táo, hành thủy tán phong, giải độc. Mỡ lợn không chỉ là thực phẩm để xào, rán, nấu các món ăn hàng ngày mà còn có tác dụng chữa bệnh rất tốt. Do là chất béo, loại thực phẩm này có thể trở thành con...

5 dấu hiệu chứng tỏ thịt lợn bị hỏng, nhiễm khuẩn

5 dấu hiệu chứng tỏ thịt lợn bị hỏng, nhiễm khuẩn

17 Jun, 06:47 AM

Kinhtedothi - Thịt lợn là thực phẩm quen thuộc trong bữa ăn hàng ngày. Tuy nhiên, nếu không cẩn trọng khi lựa chọn, người tiêu dùng có thể gặp rủi ro sức khỏe nghiêm trọng do sử dụng thịt nhiễm khuẩn, ôi thiu. 

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ