Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Khó vẫn phải đi tới đích

Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Đại diện từ Công ty Samsung Electronics (SEV) cho biết luôn chào đón các doanh nghiệp Việt Nam tham gia vào chuỗi cung ứng, nếu như các doanh nghiệp đáp ứng được 3 tiêu chí: chất lượng - thời gian vận chuyển - giá cả.

Ngày 11/9, tại buổi hội thảo gặp gỡ hơn 200 nhà cung cấp toàn quốc trong các lĩnh vực khác nhau như điện tử, cơ khí, nhựa... nhằm thảo luận về giải pháp hỗ trợ phát triển nền công nghiệp phụ trợ của Việt Nam, đại diện từ Công ty Samsung Electronics (SEV) cho biết luôn chào đón các doanh nghiệp Việt Nam tham gia vào chuỗi cung ứng, nếu như các doanh nghiệp đáp ứng được 3 tiêu chí: chất lượng - thời gian vận chuyển - giá cả.

Chưa đủ tự tin?

Tại Việt Nam năm 2013, Samsung đã xuất khẩu (XK) điện thoại di động với kim ngạch 23,9 tỷ USD, chiếm 18% tổng kim ngạch XK cả nước. Việt Nam lần đầu tiên trở thành cứ điểm sản xuất (SX) sản phẩm công nghệ cao của thế giới, khi cứ 400 triệu điện thoại di động của Samsung bán ra trên toàn cầu, thì có 120 triệu chiếc SX tại Bắc Ninh. Bên cạnh đó, Việt Nam trong tương lai gần sẽ trở thành cứ điểm chính trong công tác nghiên cứu & phát triển (R&D) của Samsung. 
Lắp ráp điện thoại di động tại Công ty Samsung Bắc Ninh.     Ảnh: Thanh Hải
Lắp ráp điện thoại di động tại Công ty Samsung Bắc Ninh. Ảnh: Thanh Hải
Ông Jang Hoyoung - Tổng Giám đốc bộ phận mua hàng SEV chia sẻ: Samsung luôn tìm nguồn cung ứng "mở" và luôn tuân thủ quy tắc "hai bên cùng có lợi". Tuy nhiên, có 8 yêu cầu bắt buộc đối với nhà cung cấp (NCC): Công nghệ, chất lượng, sự đáp ứng, thời hạn giao hàng, giá cả, môi trường, tài chính và luật pháp. Để trở thành NCC cho Samsung, DN Việt trước hết phải tự đánh giá xem mình đã có đủ: Năng lực
Việt Nam có 2 nhà máy của Samsung là cơ hội lớn cho các địa phương phát triển CNHT. Việc hợp tác giữa Việt Nam với Samsung để từng bước xây dựng hệ thống nhà máy CNHT của nước ta cho tập đoàn này hình thành mô hình thí điểm là phương thức thích hợp trong bối cảnh hiện nay.

GS.TSKH Nguyễn Mại - Chủ tịch Hiệp hội DN đầu tư nước ngoài
về kỹ thuật, đăng ký bằng sáng chế, có cơ sở hạ tầng cho R&D; kiểm soát và bảo đảm chất lượng, giấy chứng nhận ISO; có khả năng đáp ứng nhanh và kịp thời giao hàng đối với các yêu cầu khẩn; cơ cấu giá thành có sức cạnh tranh cao, tuân thủ luật lao động/quyền con người; có môi trường và sự an toàn... 

Đối chiếu với các tiêu chí này, đại diện một số DN cho rằng, ngay cả khi chỉ làm cái ốc vít rất nhỏ, DN trong nước cũng không bao giờ có thể trở thành NCC cho Samsung hay các tập đoàn FDI khác nếu không nhận được hỗ trợ từ chính các tập đoàn này về đầu tư, đầu ra cho sản phẩm..., cùng những hỗ trợ của Chính phủ. Thậm chí, "DN Việt dù lớn đến mấy, có đủ nhân lực và máy móc cũng rất khó SX được linh kiện cho Samsung. Chúng tôi cần cơ chế thông thoáng để có thể liên doanh, liên kết với các NCC khác trong chuỗi giá trị" - đại diện Công ty CP cơ khí Đông Anh nói. 

Cách làm CNHT rất mới 

Trước những lo lắng của DN Việt Nam, ông Jang Hoyoung đặt ra tình huống: Để làm ra một phụ tùng cần qua 10 bước, có thể DN Việt Nam không đủ khả năng đảm nhiệm tất cả, nhưng cần hiểu quy trình của cả 10 bước. Trong đó cần xác định một DN đóng vai trò trọng tâm, liên kết với 2 - 3 DN khác làm các bước còn lại, và Samsung có thể công nhận đó là sản phẩm hoàn thiện. DN trọng tâm phải chịu trách nhiệm lãnh đạo cả nhóm, chứng minh được chất lượng sản phẩm và đứng ra làm việc trực tiếp với Samsung. "Khi chọn NCC, chúng tôi dành ưu tiên nhất cho hàng nội địa, nhưng trước hết DN đó phải ưu tú hơn các NCC hiện có. Tôi tin DN Việt ưu tú hơn vì đang có ưu thế cạnh tranh về giá, do các DN FDI đang phải tốn nhiều chi phí cho việc đầu tư. Chúng tôi sẽ phân ra trong cùng một mặt hàng xem DN nào có thế mạnh, để điều chỉnh trong các đợt mua hàng" - đại diện SEV cho biết thêm. 

Về vấn đề này, Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài Đỗ Nhất Hoàng thừa nhận: "Đúng là khó tìm ra DN đáp ứng đủ điều kiện của Samsung, nhưng dù khó, DN vẫn phải cố đi tới đích. Hệ thống tiêu chí có thể coi như để khám sức khỏe cho DN. Dù chưa DN nào đạt 10 điểm nhưng sẽ có DN đạt 7 - 8 điểm, có những DN chưa đạt điểm 5... Tất cả DN trên cơ sở sàng lọc, đối chiếu lại để suy nghĩ, tìm cách dần nâng cấp bản thân, để có cơ hội làm việc với Samsung, hoặc ít nhất cũng có thể đáp ứng tiêu chí của tập đoàn khác". 

Ông Shim Wonhwan - Tổng Giám đốc Tổ hợp Samsung Complex khuyến cáo: Trong công cuộc phát triển CNHT, chỉ có cố gắng của DN mua hàng như Samsung, hỗ trợ của Chính phủ và tinh thần yêu nước thì chưa đủ. Trước hết, bản thân DN phải tự lực. Ngoài ra, chúng ta nên thay đổi suy nghĩ về đối thủ cạnh tranh, lúc này không chỉ đơn thuần là giữa DN Việt hay Hàn Quốc mà còn là mọi DN khác trên thị trường toàn cầu.